Dịch vụ tư vấn thủ tục giải chấp tại Bắc Ninh năm 2023

Giải chấp tài sản là một loại thủ tục mà bắt buộc phải thực hiện sau khi đã hoàn thành xong nghĩa vụ trả nợ. Chỉ sau khi giải chấp (đăng ký xóa thế chấp tài sản) thì tài sản thế chấp đó mới có thể tham gia vào một giao dịch dân sự khác mà sẽ không cần xin ý kiến của ngân hàng cho vay. Chính vì vậy nên điều này đồng nghĩa với việc những khoản vay đã được thanh toán đầy đủ, tất cả các điều khoản của khoản vay đó cũng đã được thoả mãn và người cho vay họ sẽ không còn quyền cầm giữ tài sản của bên vay nữa. Cũng có thể nói cách khác, người đi vay đã hoàn trả đầy đủ khoản vay của họ cho người vay theo đúng với thoả thuận mà 2 bên đã ký giấy trước đó (bao gồm cả gốc, lão hay cả những khoản thanh toán yêu cầu khác của người cho vay). Tuy nhiên vấn đề giải chấp này vẫn có nhiều người còn mơ hồ về thuật ngữ này. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư Bắc Ninh để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Thủ tục giải chấp tại Bắc Ninh” nhanh chóng, trọn gói của chúng tôi, hy vọng có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đất đai năm 2013
  • Nghị định 102/2017/NĐ-CP

Định nghĩa về giải chấp

Giải chấp (hay còn gọi là xóa đăng ký thế chấp) là việc giải trừ thế chấp đối với tài sản đang ở ngân hàng. Nó được hiểu đơn giản như sau:

Khi bạn cần vay một số tiền lớn tại ngân hàng bạn sẽ phải thế chấp tài sản như nhà, xe ô tô… Nhà cửa, xe ô tô hay giấy tờ có giá gọi là tài sản đảm bảo cho khoản vay của bạn. Tài sản đảm bảo đó được giải chấp khi nó chấm dứt nghĩa vụ đảm bảo cho khoản nợ của bạn (khi bạn đã trả hết nợ cho ngân hàng).

Khi trả hết nợ, người dân sẽ phải thực hiện thủ tục giải chấp, xóa đăng ký thế chấp.

Điều kiện giải chấp tại Bắc Ninh

Căn cứ quy định tại Điều 21 Nghị định 102/2017/NĐ-CP thì bên thế chấp được xóa đăng ký thế chấp nếu thuộc trường hợp sau:

“Điều 21. Các trường hợp xóa đăng ký biện pháp bảo đảm

1. Người yêu cầu đăng ký nộp hồ sơ xóa đăng ký biện pháp bảo đảm khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Chấm dứt nghĩa vụ được bảo đảm;

b) Hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp bảo đảm đã đăng ký bằng biện pháp bảo đảm khác;

c) Thay thế toàn bộ tài sản bảo đảm bằng tài sản khác;

d) Xử lý xong toàn bộ tài sản bảo đảm;

đ) Tài sản bảo đảm bị tiêu hủy, bị tổn thất toàn bộ; tài sản gắn liền với đất là tài sản bảo đảm bị phá dỡ, bị tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

e) Có bản án, quyết định của Tòa án hoặc quyết định của Trọng tài đã có hiệu lực pháp luật về việc hủy bỏ biện pháp bảo đảm, tuyên bố biện pháp bảo đảm vô hiệu;

g) Đơn phương chấm dứt biện pháp bảo đảm hoặc tuyên bố chấm dứt biện pháp bảo đảm trong các trường hợp khác theo quy định của pháp luật;

h) Xóa đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở trong trường hợp chuyển tiếp đăng ký thế chấp theo quy định của pháp luật;

i) Cơ quan thi hành án dân sự hoặc Văn phòng thừa phát lại đã kê biên, xử lý xong tài sản bảo đảm;

k) Theo thỏa thuận của các bên.

2. Trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, thì khi yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm tiếp theo, người yêu cầu đăng ký không phải xóa đăng ký đối với biện pháp bảo đảm đã đăng ký trước đó.”

Quy trình thực hiện thủ tục giải chấp tại Bắc Ninh

Dịch vụ tư vấn thủ tục giải chấp tại Bắc Ninh
Dịch vụ tư vấn thủ tục giải chấp tại Bắc Ninh

Hồ sơ giải chấp tại Bắc Ninh

Căn cứ theo Điều 47 Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định hồ sơ xóa thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất như sau:

“Điều 47. Hồ sơ xóa đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất

1. Người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ xóa đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất sau đây:

a) Phiếu yêu cầu xóa đăng ký (01 bản chính);

b) Văn bản đồng ý xóa đăng ký biện pháp bảo đảm của bên nhận bảo đảm (01 bản chính hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu) hoặc văn bản xác nhận giải chấp của bên nhận bảo đảm (01 bản chính hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu) trong trường hợp phiếu yêu cầu xóa đăng ký chỉ có chữ ký của bên bảo đảm;

c) Bản chính Giấy chứng nhận đối với trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm mà trong hồ sơ đăng ký có Giấy chứng nhận;

d) Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).

2. Trường hợp xóa đăng ký quy định tại điểm i khoản 1 Điều 21 của Nghị định này, thì người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ xóa đăng ký thế chấp sau đây:

a) Các giấy tờ nêu tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều này;

b) Văn bản xác nhận kết quả xử lý tài sản bảo đảm của cơ quan thi hành án dân sự hoặc Văn phòng thừa phát lại (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).”

Mẫu phiếu yêu cầu xóa đăng ký

Thủ tục giải chấp tại Bắc Ninh

Theo Điều 48 Nghị định 102/2017/NĐ-CP, thủ tục xóa đăng ký thế chấp được thực hiện như sau:

“Điều 48. Thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký; sửa chữa sai sót; xóa đăng ký; đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất

1. Trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký, xóa đăng ký, thì trong thời hạn giải quyết hồ sơ, Văn phòng đăng ký đất đai ghi nội dung đăng ký thế chấp, nội dung bảo lưu quyền sở hữu, đăng ký thay đổi, xóa đăng ký và thời điểm đăng ký theo đúng thứ tự tiếp nhận hồ sơ vào Sổ địa chính và Giấy chứng nhận. Sau khi ghi vào sổ địa chính và Giấy chứng nhận, thì chứng nhận nội dung đăng ký vào phiếu yêu cầu đăng ký.

2. Trường hợp đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp, Văn phòng đăng ký đất đai ghi nội dung đăng ký văn bản thông báo vào Sổ địa chính; chứng nhận nội dung đăng ký vào phiếu yêu cầu đăng ký và thông báo bằng văn bản về việc xử lý tài sản thế chấp cho các bên cùng nhận thế chấp đã đăng ký trong trường hợp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ.

3. Trường hợp cơ quan đăng ký phát hiện trong sổ đăng ký, Giấy chứng nhận, phiếu yêu cầu đăng ký có sai sót về nội dung đã đăng ký do lỗi của mình, thì trong thời hạn 01 ngày làm việc, Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm chỉnh lý thông tin sai sót về nội dung đăng ký và gửi văn bản thông báo về việc chỉnh lý thông tin đó cho người yêu cầu đăng ký theo địa chỉ ghi trên phiếu yêu cầu đăng ký.

Trường hợp người yêu cầu đăng ký nộp hồ sơ yêu cầu sửa chữa sai sót nội dung biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đã đăng ký do lỗi của cơ quan đăng ký, thì trong thời hạn 01 ngày làm việc, Văn phòng đăng ký đất đai đính chính thông tin sai sót trên Giấy chứng nhận và số đăng ký, chứng nhận việc sửa chữa sai sót vào phiếu yêu cầu sửa chữa sai sót và trả kết quả cho người yêu cầu đăng ký.”

Quy trình giải chấp

Bước 1:  Nộp hồ sơ xóa đăng ký thế chấp

Bước 2: Văn phòng đăng ký đất đai tiếp nhận hồ sơ đăng ký của khách hàng. Nếu hồ sơ đăng ký hợp lệ, bạn sẽ nhận phiếu hẹn trả kết quả. Ngược lại, cán bộ tiếp nhận hồ sơ của bạn sẽ nhắc bạn cần chuẩn bị thêm giấy tờ cần thiết nào để tiến hành giải chấp.

Bước 3: Thực hiện đúng theo trình tự quy định tại Điều 31 Thông tư 09/2016/TTLT-BTP-BTNMT như sau:

1. Sau khi nhận hồ sơ yêu cầu đăng ký, Văn phòng đăng ký đất đai kiểm tra hồ sơ yêu cầu đăng ký.

2. Trường hợp có căn cứ từ chối đăng ký theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định số 83/2010/NĐ-CP và Khoản 1 Điều 9 của Thông tư này thì Văn phòng đăng ký đất đai từ chối đăng ký bằng văn bản và chuyển hồ sơ đăng ký, văn bản từ chối đăng ký cho bộ phận tiếp nhận hồ sơ để trả lại hồ sơ đăng ký và hướng dẫn người yêu cầu đăng ký thực hiện đúng quy định.

3. Đối với trường hợp đăng ký thế chấp, đăng ký thay đổi, xóa đăng ký mà không có căn cứ từ chối đăng ký thì trong thời hạn quy định tại Điều 8 của Thông tư này, Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc sau:

a) Ghi nội dung đăng ký thế chấp, đăng ký thay đổi hoặc xóa đăng ký và thời Điểm đăng ký theo đúng thứ tự tiếp nhận hồ sơ vào Sổ địa chính và Giấy chứng nhận theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Đối với trường hợp đăng ký thay đổi tài sản gắn liền với đất là tài sản hình thành trong tương lai đã được hình thành và bên thế chấp đề nghị chứng nhận quyền sở hữu tài sản vào Giấy chứng nhận thì phải thể hiện cụ thể nội dung sau vào Sổ địa chính, Giấy chứng nhận khi có thay đổi là: “Tài sản gắn liền với đất đã hình thành, được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận và tiếp tục thế chấp (ghi tên tài sản) tại (ghi tên bên nhận thế chấp)”;

b) Sau khi ghi vào Sổ địa chính và Giấy chứng nhận, thì ghi nội dung đăng ký và thời Điểm đăng ký (giờ, phút, ngày, tháng, năm) tại Mục “Chứng nhận của cơ quan đăng ký” trên Đơn yêu cầu đăng ký.

4. Trường hợp đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp, ghi “Đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp”vào Sổ địa chính và ghi nội dung đăng ký và thời Điểm đăng ký (giờ, phút, ngày, tháng, năm) tại Mục “Chứng nhận của cơ quan đăng ký” trên Đơn yêu cầu đăng ký và thông báo bằng văn bản về việc xử lý tài sản thế chấp cho các bên cùng nhận thế chấp đã đăng ký trong trường hợp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ.

Bước 4: Đến lịch hẹn trả kết quả, bạn đến Văn phòng đăng ký đất đai để nhận kết quả.

Thẩm quyền giải quyết thủ tục giải chấp tại Bắc Ninh

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Văn đăng ký đất đai hoặc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa;

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục xóa đăng ký thế chấp: Văn phòng đăng ký đất đai.

Lệ phí làm thủ tục giải chấp tại Bắc Ninh

Theo Khoản 21 Điều 2 Thông tư số 85/2019/TT-BTC, phí đăng ký giao dịch bảo đảm trong đó có phí giải chấp Sổ đỏ thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

“Điều 2. Danh mục các khoản phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

21. Phí đăng ký giao dịch bảo đảm (đối với hoạt động đăng ký do cơ quan địa phương thực hiện).”

Do đó, sẽ không có một văn bản nào quy định thống nhất phí xóa đăng ký thế chấp Sổ đỏ hay phí giải chấp Sổ đỏ mà phí này được từng tỉnh, thành phố quy định. Đơn cử có thể kể đến:

– Tại TP. HCM: Mức phí này là 20.000 đồng (theo Phụ lục 09 ban hành kèm Quyết định số 52/2016/QĐ-UBND).

– Tại TP. Hà Nội: Mức phí xóa đăng ký giao dịch bảo đảm (phí giải chấp Sổ đỏ) là 10.000 đồng/hồ sơ…

Dịch vụ tư vấn thủ tục giải chấp của Luật sư Bắc Ninh

Ưu điểm từ dịch vụ tư vấn thủ tục giải chấp của Luật sư Bắc Ninh mang lại cho khách hàng

1.Sử dụng dịch vụ của Luật sư ; chúng tôi đảm bảo sẽ giúp bạn thực hiện khâu chuẩn bị hồ sơ hiệu quả, đúng pháp luật. Bạn không cần phải tự thực hiện chuẩn bị giấy tờ.

2. Sử dụng dịch vụ tư vấn thủ tục giải chấp của Luật sư Bắc Ninh sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian. Bạn sẽ không phải tốn thời gian để chuẩn bị hồ sơ; nộp hồ sơ hay nhận kết quả thụ lý. Những công đoạn đó, chúng tôi sẽ giúp bạn thực hiện ổn thỏa.

3. Chi phí dịch vụ là điều mà khách hàng quan tâm. Nhưng, bạn đừng lo lắng, vì mức giá mà chúng tôi đưa ra đảm bảo phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Giúp bạn có thể tiết kiệm tối đa chi phí khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.

Tại sao nên chọn dịch vụ tư vấn thủ tục giải chấp của Luật sư Bắc Ninh

Dịch vụ chính xác, nhanh gọn: Khi sử dụng dịch vụ tư vấn thủ tục giải chấp Luật sư Bắc Ninh sẽ thực hiện nhanh chóng có kết quả quý khách hàng sẽ thực hiện các công việc của mình nhanh hơn.

Đúng thời hạn: Với phương châm “đưa Luật sư đến ngay tầm tay bạn“; chúng tôi đảm bảo dịch vụ luôn được thực hiện đúng thời hạn. Quyền và lợi ích của khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu.

Chi phí: Chi phí dịch vụ của Luật sư Bắc Ninh có tính cạnh tranh cao; tùy vào tính chất vụ việc cụ thể. Mức giá chúng tôi đưa ra đảm bảo khiến khách hàng hài lòng

Bảo mật thông tin khách hàng: Mọi thông tin cá nhân của khách hàng Luật Sư Bắc Ninh sẽ bảo mật 100%.

Thông tin liên hệ

Luật sư Bắc Ninh sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Thủ tục giải chấp tại Bắc Ninh” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là bồi thường thu hồi đất, hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất, hợp đồng chuyển nhượng nhà đất, tư vấn đặt cọc đất, trích lục quyết định ly hôn, nguyên tắc chia di sản thừa kế theo pháp luật đổi tên đệm … Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Câu hỏi thường gặp

Người thực hiện thế chấp sổ đỏ cần đáp ứng những điều kiện gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 119 Luật Nhà ở năm 2014, người thế chấp nhà ở phải có điều kiện sau:
– Là chủ sở hữu nhà ở hoặc người được chủ sở hữu cho phép, ủy quyền để thực hiện thế chấp nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở và pháp luật về dân sự.
– Nếu là cá nhân thì phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật dân sự (người từ đủ 18 trở lên mới được tự mình thực hiện thế chấp, trừ trường hợp người mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; hạn chế năng lực hành vi dân sự).
– Nếu là tổ chức thì phải có tư cách pháp nhân.

Cần chuẩn bị gì để giải chấp Sổ đỏ tại ngân hàng?

Theo Điều 47 Nghị định 102/2017/NĐ-CP, hồ sơ giải chấp Sổ đỏ tại ngân hàng gồm:
– Phiếu yêu cầu xóa đăng ký thế chấp (bản chính).
– Văn bản đồng ý xóa đăng ký thế chấp của ngân hàng hoặc nếu ngân hàng chỉ có chữ ký thì cần phải có văn bản xác nhận giải chấp của ngân hàng (bản chính hoặc bản sao không chứng thực nhưng phải có bản chính đối chiếu).
– Sổ đỏ (bản chính).
– Văn bản ủy quyền (nếu có – bản chính hoặc bản sao chứng thực hoặc bản sao không chứng thực nhưng cần có bản chính kèm theo để đối chiếu).
Riêng trường hợp trước đó đăng ký thế chấp khi cơ quan thi hành án dân sự hoặc Văn phòng thừa phát lại đã kê biên, xử lý xong quyền sử dụng đất thì cần nộp một bộ hồ sơ gồm:
– Phiếu yêu cầu xóa đăng ký thế chấp (bản chính).
– Sổ đỏ (bản chính).
– Văn bản xác nhận kết quả xử lý quyền sử dụng đất của cơ quan thi hành án dân sự hoặc Văn phòng thừa phát lại (bản chính hoặc bản sao chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu).
– Văn bản ủy quyền (nếu có).

Giải chấp và đáo hạn khác nhau như thế nào?

Cả 2 hình thức có thể hiểu là thanh toán nợ gốc cho ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khi đến hạn trả nợ cho khoản vay thế chấp tài sản.
Giải chấp khác đáo hạn ở chỗ :
Giải chấp khi thanh toán hết dư nợ của khoản vay được hiểu là giải chấp tài sản(nghĩa là tài sản được giải chấp thì không còn nghĩa vụ đảm bảo cho khoản nợ thế chấp).Khi giải chấp tài sản thì ngân hàng có thể cho vay lại hoặc không cho vay lại nếu mục đích giải chấp để mua bán hoặc cho tặng,chuyển mục đích,gia hạn…
Đáo hạn có thể hiểu là làm mới lại khoản vay trước đó khi đến thời hạn phải trả hết nợ cho ngân hàng.Nhằm kéo dài thời gian trả nợ để tránh bị nợ xấu hoặc tệ hơn bị ngân hàng thanh lý tài sản. Khi đáo hạn ngân hàng thì phải qua bước giải chấp tài sản(hoặc để nguyên thì tài sản đó vẫn là tài sản đảm bảo cho khoản vay)chỉ làm lại hồ sơ vay lại và bắt buộc ngân hàng cũ hoặc ngân hàng mới duyệt khoản vay đó còn giải chấp thì không nhất thiết

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Related Articles

Trả lời