Dịch vụ giải quyết tranh chấp thừa kế đất tại Bắc Ninh

Thị trường đất đai hiện nay đang ngày càng thu hút với nhiều nhiều người hơn vì sự phát triển không ngừng nó được ví như một miếng mồi béo bở và thu lại được lợi nhuận mà đất mang lại có giá trị vô cùng lớn. Cũng chính bởi đất đai mang lại giá trị lớn nên đã có nhiều vấn đề phát sinh trong cuộc sống. Những vụ việc tranh chấp đất đai ngày càng tăng cao hơn, đặc biệt là vấn đề tranh chấp thừa kế đất. Khi xảy ra mâu thuẫn người dân sẽ quan tâm đến thủ tục, phương hướng giải quyết tranh chấp để nhằm đảm bảo được quyền lợi của bản thân là điều vô cùng cần thiết cần thiết. Tranh chấp thừa kế đất hiện nay xảy ra rất phổ biến, khi phần lớn do người dân không nắm được rõ các quy định của pháp luật chính vì vậy nên đã dẫn đến tranh chấp chia thừa kế. Các bên trong việc tranh chấp không nắm được những vấn đề pháp lý, không nắm được cơ quan thẩm quyền nào giải quyết vụ tranh chấp của họ cùng như không nắm rõ được thủ tục, trình tự các bước mà các bên phải tiến hành trong thời gian giải quyết tranh chấp…dẫn đến quyền lợi ích của mình không được pháp luật bảo vệ. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư Bắc Ninh để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Tranh chấp thừa kế đất tại Bắc Ninh” nhanh chóng, trọn gói của chúng tôi, hy vọng có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Dân sự 2015
  • Luật Đất đai 2013

Điều kiện nhận thừa kế quyền sử dụng đất

Để được nhận thừa kế quyền sử dụng đất, người nhận thừa kế phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013. Cụ thể:

  • Đất đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • Đất không có tranh chấp;
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
  • Đất đai thừa kế đang trong thời hạn sử dụng đất.

Lưu ý:

  • Việc thừa kế phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.
  • Thực tế, nhiều cá nhân, tổ chức không tiến hành đăng ký đất đai và hiển nhiên cũng sẽ không được đăng ký vào sổ địa chính. Lúc này, việc thừa kế chưa phát sinh hiệu lực dẫn đến nhầm lẫn trong quá trình sử dụng đất và phát sinh tranh chấp.
  • Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam thì không được nhận thừa kế quyền sử dụng đất, đồng nghĩa với không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng được nhận thừa kế về giá trị quyền sử dụng đất.

Quy trình thực hiện thủ tục giải quyết tranh chấp thừa kế đất tại Bắc Ninh

Dịch vụ giải quyết tranh chấp thừa kế đất tại Bắc Ninh
Dịch vụ giải quyết tranh chấp thừa kế đất tại Bắc Ninh

Hồ sơ giải quyết tranh chấp thừa kế

Để khởi kiện tranh chấp về thừa kế đất đai, cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ như sau:

  • Đơn khởi kiện (theo mẫu);
  • Các giấy tờ nhân thân của người khởi kiện chứng minh quan hệ đối với người để lại di sản như: Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu, Sổ hộ khẩu, Giấy khai sinh;
  • Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế;
  • Di chúc (đối với trường hợp có di chúc hợp pháp) hoặc Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế nếu không có di chúc (nếu có);
  • Các giấy tờ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu của người để lại di sản và nguồn gốc di sản của người để lại di sản như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • Hợp đồng mua bán nhà, Hợp đồng tặng cho, Hợp đồng thế chấp tại Ngân hàng (nếu có);
  • Các giấy tờ khác: Biên bản giải quyết tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (nếu có), Tờ khai từ chối nhận di sản (nếu có).

Thủ tục giải quyết tranh chấp thừa kế

Có thể khai di sản thừa kế tại văn phòng công chứng hoặc văn phòng đăng ký đất đai như sau:

Bước 1: Công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế tại văn phòng công chứng. Hồ sơ yêu cầu công chứng bao gồm:

  • Công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế tại văn phòng công chứng. Hồ sơ yêu cầu công chứng bao gồm:
  • Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó
  • Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế.

Bước 2: Công chứng viên tiến hành kiểm tra, xác minh, thụ lý công chứng và niêm yết tại UBND cấp xã nơi có đất. (theo Điều 58 Luật công chứng 2014 và Nghị định 29/2015/NĐ-CP).

Bước 3: Đăng ký biến động đất đai tại văn phòng đăng ký đất đai.

Theo Khoản 6, Điều 95, Luật Đất đai 2013 thì Các trường hợp đăng ký biến động quy định tại các điểm a, b, h, i, k và l khoản 4 Điều này thì trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày có biến động, người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động; trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất thì thời hạn đăng ký biến động được tính từ ngày phân chia xong quyền sử dụng đất là di sản thừa kế.

Thời gian giải quyết tranh chấp thừa kế đất

Tại Điều 623 Bộ luật dân sự năm 2015 đã quy định rõ về thời hiệu yêu cầu giải quyết đối với các tranh chấp về thừa kế như sau:  

“Điều 623. Thời hiệu thừa kế

1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;

b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.

2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.”

– Tranh chấp về phân chia di sản thừa kế: Đối với các tài sản như đất đai, nhà ở, công trình, tài sản gắn liền với đất,…(gọi chung là bất động sản) thời hiệu được xác định là 30 năm, các tài sản còn lại khác (động sản) là 10 năm. 

– Đối với tranh chấp trong việc xác định hoặc bác quyền của một người được thừa kế tài sản của người chết để lại được xác định  là 10 năm. 

– Thời hiệu để yêu cầu giải quyết tranh chấp liên quan đến nghĩa vụ về tài sản mà người chết để lại được xác định là 3 năm. 

Thời điểm bắt đầu của các thời hiệu này là thời điểm mở thừa kế, cụ thể đó chính là ngày mà người để lại tài sản chết hoặc được Tòa án xác định là chết trong Tuyên bố chết ( theo quy định tại khoản 1 Điều 611 Bộ luật dân sự 2015).

Lưu ý:

Trường hợp yêu cầu phân chia di sản thừa kế với tài sản là bất động sản, thời hiệu 30 năm trong quy định tại Điều 623 Bộ luật dân sự 2015 được áp dụng kể từ ngày 1/1/2017 khi Bộ luật này có hiệu lực thi hành. Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy, hiện nay vẫn đang phát sinh những tranh chấp về phân chia di sản thừa kế của người chết từ trước ngày 1/1/2017. Trong những trường hợp này, thời hiệu được xác định theo hướng dẫn tại Giải đáp số 01/GĐ-TANDTC của Tòa án nhân dân tối cao ngày 5/1/2018 cụ thể như sau:

– Với những tranh chấp về di sản của người đã chết trước 1/1/2017, thời hiệu yêu cầu giải quyết cũng được xác định theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 là 30 năm tính từ thời điểm mở thừa kế.

– Nếu trường hợp người để lại tài sản đã chết hoặc được Tòa án tuyên bố chết trước ngày 10/9/1990 thì thời điểm bắt đầu thời hiệu 30 năm này được thực hiện theo quy định tại Điều 36 Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 và văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể là được tính từ ngày 10/9/1990.

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế đất

Tranh chấp thừa kế thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Theo quy định, Toà án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết, cụ thể Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự thuộc điều 26 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 trừ khoản 7 điều này

Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế có yếu tố nước ngoài, bao gồm: đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản tranh chấp ở nước ngoài.

Về thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

  • Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm;
  • Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn
  • Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.

Như vậy đối với các tranh chấp mà tài sản thừa kế là động sản thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế sẽ là tòa án nơi cư trú của bị đơn có thẩm quyền. Cần lưu ý, đối với các trường hợp tranh chấp thừa kế là bất động sản thì tòa án có thẩm quyền giải quyết là nơi có bất động sản.

Lệ phí giải quyết tranh chấp thừa kế đất tại Bắc Ninh

Mức án phí khởi kiện chia di sản thừa kế vào thời điểm năm 2022 đang được thực hiện theo Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí Toà án:

IIÁn phí
1Án phí thừa kế sơ thẩm 
1.1Đối với tranh chấp về thừa kế không có giá ngạch300.000 đồng
1.2Đối với tranh chấp về thừa kế có giá ngạch 
aTừ 6.000.000 đồng trở xuống300.000 đồng
bTừ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng5% giá trị tài sản có tranh chấp
cTừ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng20.000. 000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng
dTừ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng
đTừ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng
eTừ trên 4.000.000.000 đồng112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.
2Án phí thừa kế phúc thẩm300.000 đồng

Dịch vụ tranh chấp thừa kế đất của Luật sư Bắc Ninh

Ưu điểm từ dịch vụ tranh chấp thừa kế đất của Luật sư Bắc Ninh mang lại cho khách hàng

1.Sử dụng dịch vụ của Luật sư ; chúng tôi đảm bảo sẽ giúp bạn thực hiện khâu chuẩn bị hồ sơ hiệu quả, đúng pháp luật. Bạn không cần phải tự thực hiện chuẩn bị giấy tờ.

2. Sử dụng dịch vụ tranh chấp thừa kế đất của Luật sư Bắc Ninh sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian. Bạn sẽ không phải tốn thời gian để chuẩn bị hồ sơ; nộp hồ sơ hay nhận kết quả thụ lý. Những công đoạn đó, chúng tôi sẽ giúp bạn thực hiện ổn thỏa.

3. Chi phí dịch vụ là điều mà khách hàng quan tâm. Nhưng, bạn đừng lo lắng, vì mức giá mà chúng tôi đưa ra đảm bảo phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Giúp bạn có thể tiết kiệm tối đa chi phí khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.

Tại sao nên chọn dịch vụ tranh chấp thừa kế đất của Luật sư Bắc Ninh

Dịch vụ chính xác, nhanh gọn: Khi sử dụng dịch vụ tranh chấp thừa kế đất Luật sư Bắc Ninh sẽ thực hiện nhanh chóng có kết quả quý khách hàng sẽ thực hiện các công việc của mình nhanh hơn.

Đúng thời hạn: Với phương châm “đưa Luật sư đến ngay tầm tay bạn“; chúng tôi đảm bảo dịch vụ luôn được thực hiện đúng thời hạn. Quyền và lợi ích của khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu.

Chi phí: Chi phí dịch vụ của Luật sư Bắc Ninh có tính cạnh tranh cao; tùy vào tính chất vụ việc cụ thể. Mức giá chúng tôi đưa ra đảm bảo khiến khách hàng hài lòng

Bảo mật thông tin khách hàng: Mọi thông tin cá nhân của khách hàng Luật Sư Bắc Ninh sẽ bảo mật 100%.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Tranh chấp thừa kế đất tại Bắc Ninh”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư Bắc Ninh với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Tra cứu quy hoạch đất…. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Mời các bạn xem thêm bài viết

Câu hỏi thường gặp

Nhận thừa kế quyền sử dụng đất theo pháp luật như thế nào?

Căn cứ chương XXIII Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thừa kế theo pháp luật như sau:
Thứ nhất, thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây:
Không có di chúc;
Di chúc không hợp pháp;
Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Thứ hai, những người thừa kế theo pháp luật được hưởng thừa kế bằng cách xác định theo hàng thừa kế lần lượt theo thứ tự sau đây:
Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Lưu ý: Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

Quyền sử dụng đất là di sản khi nào?

Căn cứ Mục 1 Phần II Nghị quyết 02/ 2004/NQ-HĐTP quy định quyền sử dụng đất là di sản khi:
Đối với đất do người chết để lại (không phân biệt có tài sản hay không có tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất) mà người đó đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003 thì quyền sử dụng đất đó là di sản.
Đối với trường hợp đất do người chết để lại mà người đó có một trong các loại giấy quy định tại các Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003, thì kể từ ngày 01/7/2004 quyền sử dụng đất đó cũng là di sản, không phụ thuộc vào thời điểm mở thừa kế.
Trường hợp người chết để lại quyền sử dụng đất mà không có các giấy tờ trên nhưng có di sản là nhà ở, vật kiến trúc khác gắn liền với quyền sử dụng đất đó và có văn bản của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng chưa kịp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được xem là di sản khi Tòa án giải quyết yêu cầu chia di sản.

Có những phương thức giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, nhà ở nào?

Thương lượng: là việc bàn bạc nhằm đi đến thỏa thuận giải quyết một vấn đề nào đó giữa các bên. Thương lượng thể hiện quyền tự do thỏa thuận và tự do định đoạt của các bên.
Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp bằng một bên thứ ba làm trung gian để gợi mở phương hướng giải quyết tranh chấp liên quan đến thừa kế của hai bên.
Tòa án là cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các vụ việc tranh chấp thừa kế:
– Nếu tranh chấp liên quan đến bất động sản thì sẽ được giải quyết tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có bất động sản
– Nếu tranh chấp liên quan đến động sản thì sẽ được giải quyết tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn đang cư trú

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Related Articles

Trả lời