Cách sử dụng các loại bình chữa cháy năm 2023

Bình chữa cháy là một thiết bị quan trọng trong việc đối phó với hỏa hoạn và bảo vệ an toàn của con người và tài sản. Có nhiều loại bình chữa cháy khác nhau được sử dụng tùy thuộc vào loại cháy và môi trường. Trước khi sử dụng bình chữa cháy, hãy đảm bảo rằng bạn đang đứng ở một vị trí an toàn và không có nguy cơ bị ngọn lửa hoặc khói tấn công. Hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và làm quen với cách hoạt động của bình chữa cháy trước khi có tình huống khẩn cấp. Bạn đọc có thể tham khảo thêm trong bài viết “Cách sử dụng các loại bình chữa cháy năm 2023” của Luật sư Bắc Ninh nhé!

Có mấy loại bình chữa cháy hiện nay?

Hiểu rõ loại cháy bạn đang đối mặt để chọn loại bình chữa cháy phù hợp. Mỗi loại cháy có thể yêu cầu các loại bình chữa cháy khác nhau để đảm bảo hiệu quả tối đa. Khi sử dụng bình chữa cháy, hãy nhắm mục tiêu vào ngọn lửa, đặc biệt là phần gốc của ngọn lửa. Điều này giúp đảm bảo rằng chất chữa cháy được đưa vào vị trí hiệu quả nhất.

Dựa vào cấu tạo và thành phần, người ta chia bình chữa cháy thành 3 loại chính như sau:

Bình chữa cháy khí CO2

Bình chữa cháy sử dụng khí CO2 được nén bởi một áp lực lớn ở trong bình. Thông thường, có 2 loại bình chữa cháy sử dụng khí CO2, đó là loại 3kg và loại 5kg. Ngoài ra, còn có loại bình xe đẩy 24kg. Loại bình chữa cháy này chỉ có khả năng làm loãng đám cháy. Do đó, bình chỉ sử dụng được trong các đám cháy nhỏ hay các đám cháy chất lỏng xăng, dầu, đám cháy khí hoặc cháy thiết bị điện.

Do thành phần đặc trưng của loại bình chữa cháy này là khí CO2 nên bình chỉ có thể sử dụng được ở điều kiện trong nhà, hầm. Tuy nhiên, loại bình này cũng không thể sử dụng để chữa cháy với những phòng kín, có người ở bởi khí CO2 có thể khiến họ bị ngạt. Việc sử dụng loại bình này cho các đám cháy ngoài trời, có gió lớn cũng là không thể.

Cách sử dụng các loại bình chữa cháy năm 2023
Cách sử dụng các loại bình chữa cháy năm 2023

Trong đám cháy lớn nếu có chữa các loại chất chất loại kiềm như nhôm thì tuyệt đối không nên sử dụng loại bình chữa cháy CO2. Loại khí này sẽ không có tác dụng làm giảm đám cháy mà còn khiến cho đám cháy khó kiểm soát hơn.

Trong khi chữa cháy, người sử dụng nên lưu ý không phun trực tiếp vào người. Do khí CO2 có nhiệt độ lạnh, có thể thấp hơn -70 độ C nên việc phun trực tiếp vào người sẽ dễ bị bỏng lạnh và tổn thương.

Bình chữa cháy dạng bột

Bình chữa cháy dạng bột thường được chia thành các loại khác nhau dựa vào chất cháy. Bình loại A là để chữa cháy chất rắn, bình loại B để chữa cháy chất lỏng, bình loại C để chữa cháy chất khí, và bình loại D hoặc E để chữa cháy chất điện. Ngoài ra, người ta có thể kết hợp các chất chữa cháy này trong cùng 1 bình. Ví dụ nếu là bình ABC, nó có thể chữa cháy cho cả chất rắn, chất lỏng và chất khí.

Bình chữa cháy dạng bột có hiệu quả cao, đặc biệt với những đám cháy nhỏ thì sẽ nhanh dập tắt được đám cháy. Ngoài ra, loại bình chữa cháy này có cách sử dụng khả đơn giản, không gây tổn thương cho người dùng.

Nhược điểm lớn nhất của loại bình chữa cháy này đám cháy dễ dập nhưng khả năng bùng lại cao. Chính vì vậy, khi sử dụng bình này để chữa cháy thì cần kiểm tra lại kỹ sau khi dập được lửa. Bên cạnh đó, do có chất muối bên trong thành phần bột chữa cháy nên loại bình này có thể làm hỏng các thiết bị công nghệ điện tử nếu phun trực tiếp.

Có mấy loại bình chữa cháy dạng bột? Có hai loại bình chữa cháy dạng bột, đó là loại bình xách tay hoặc bình xe đẩy. Một lưu ý nhỏ khi sử dụng bình xách tay là người chữa cháy nên lắc đều bình khoảng 3 đến 4 lần trước khi tiến hành phun.

Bình chữa cháy dạng bọt foam

Ba thành phần chính tạo nên bọt foam để chữa cháy là nước, không khí và bọt được cô đặc. Sau khi các thành phần chính trộn vào với nhau sẽ tạo thành một dung dịch foam có đặc tính vô cùng bền. Dung dịch sau khi hút không khí sẽ cô lại thành bọt. Loại bọt này có tỷ trọng nhỏ hơn xăng hay dầu. Chính vì vậy, bình chữa cháy loại bọt foam thường được sử dụng rất nhiều trong những cây xăng dầu bởi khả năng dễ dập đám cháy.

Có 2 loại bọt foam chữa cháy hiện nay, đó là bọt ARC và bọt AFFF. Bọt ARC khi được phun lên bề mặt vật gây cháy sẽ tạo ra một lớp nhầy. Còn với bọt AFFF sẽ tạo thành một lớp sương, phủ lên trên bề mặt khi được phun ra.

Các thông tin trong phần trên đã trả lời cho vấn đề có mấy loại bình chữa cháy. Để sử dụng an toàn, hãy cùng tìm hiểu xem nên sử dụng loại bình nào trong những trường hợp khác nhau.

Cách sử dụng các loại bình chữa cháy năm 2023

Khi sử dụng bình chữa cháy, luôn di chuyển bình từ phía xa ngọn lửa và di chuyển theo hướng từ trên xuống dưới. Điều này giúp ngăn chặn sự lan rộng của cháy và đảm bảo rằng bạn không bị nguy hiểm từ ngọn lửa. Để đảm bảo rằng bình chữa cháy luôn hoạt động tốt, hãy kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ. Kiểm tra xem bình chữa cháy có đầy đủ chất chữa cháy không, van an toàn hoạt động chính xác và bình chữa cháy không bị hỏng hóc.

Cách sử dụng các loại bình chữa cháy năm 2023
Cách sử dụng các loại bình chữa cháy năm 2023

Cách sử dụng bình khí CO2

Bình khí CO2 là loại bình chữa cháy xách tay bên trong chứa khí CO2-790C được nén với áp lực cao, dùng để dập tắt các đám cháy nhỏ mới phát sinh: Đám cháy chất rắn, chất lỏng và hiệu quả cao đối với đám cháy thiết bị điện, đám cháy trong phòng kín, buồng hầm. 

Cách sử dụng và nguyên lý chữa cháy

Theo hướng dẫn của trường ĐH Phòng cháy chữa cháy, khi xảy ra cháy, xách bình CO2 tiếp cận đám cháy, một tay cầm loa phun hướng vào gốc lửa tối thiểu là 0,5m còn tay kia mở khóa van bình. Khi mở van bình, do có sự chênh lệch về áp suất, CO2 lỏng trong bình thoát ra ngoài qua hệ thống ống lặn và loa phun chuyển thành dạng như tuyết thán khí, lạnh tới -790C.

Khi phun vào đám cháy, CO2 có tác dụng làm loãng nồng độ hỗn hợp hơi khí cháy, đồng thời làm lạnh vùng cháy dẫn tới triệt tiêu đám cháy. Khi phun phải tắt hẳn mới ngừng phun.

Khi dập các đám cháy chất lỏng, phải phun phủ lên bề mặt cháy, tránh phun sục xuống chất lỏng. Khi phun tùy thuộc vào từng đám cháy mà chọn vị trí, khoảng cách đứng phun cho phù hợp.

Không nên sử dụng bình để dập các đám cháy ngoài trời. Nếu dùng, khi phun phải chọn đầu h­ướng gió và đề phòng bỏng lạnh. Chỉ đ­ược cầm vào phần nhựa, cao su trên vòi và loa phun.

Trước khi phun ở phòng kín, phải báo cho mọi người ra hết khỏi phòng, phải dự trù lối thoát ra sau khi phun.

Cần chú ý,  không sử dụng bình khí CO2 để chữa các đám cháy có kim loại kiềm, kiềm thổ, than cốc, phân đạm. Vì khi phun khí CO2 vào đám cháy sẽ sinh ra phản ứng hóa học, trong phản ứng đó sẽ tạo ra khí CO là loại khí vừa độc hại vừa có nguy hiểm cháy nổ làm cho đám cháy phát triển phức tạp thêm.

Khi phun phải cầm vào phần nhựa của loa phun, tránh cầm vào phần kim loại và nhất là không để khí CO2 phun vào người sẽ gây bỏng lạnh. Không nên dùng bình khí CO2 chữa các đám cháy ở nơi trống trải, có gió mạnh vì hiệu quả thấp.

Khi chữa cháy các thiết bị có điện cao thế phải đi ủng và găng tay cách điện; chữa cháy trong phòng kín phải có biện pháp bảo đảm an toàn cho người.

Đặt bình ở nơi râm mát, dễ thấy, dễ lấy, thuận tiện khi sử dụng. Không để bình ở nơi có nhiệt độ cao quá 550 độ C vì dễ gây hiện tượng tăng áp suất dẫn đến nổ bình nếu van an toàn không hoạt động.

Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế nếu thấy hỏng hóc các bộ phận của bình: Loa phun, vòi phun, van khóa. Thay thế những bình bị rò khí. Phương pháp kiểm tra lượng CO2 trong bình: Phổ biến là phương pháp cân, nếu thấy lượng CO2 giảm so với lượng CO2 ban đầu là bình bị rò khí.

Cách sử dụng bình bột chữa cháy

Bình chữa cháy bột là bình chữa cháy bên trong chứa khí N2 làm lực đẩy để phun bột dập tắt đám cháy. Tùy theo mỗi loại bình chữa cháy có thể dập tắt được các đám cháy chất rắn, lỏng, khí cháy, đám cháy điện và thiết bị điện mới phát sinh.

Bột chữa cháy không độc, không dẫn điện, có hiệu quả cao; thao tác sử dụng bình đơn giản, dễ kiểm tra, dùng để chữa cháy những đám cháy nhỏ, mới phát sinh.

Các chữ cái A, B, C trên bình thể hiện khả năng dập cháy của bình chữa cháy đối với các đám cháy khác nhau. Cụ thể:

A: Chữa các đám cháy chất rắn như: gỗ, bông, vải, sợi…

B: Chữa các đám cháy chất lỏng như: xăng dầu, cồn, rượu…

C: Chữa các đám cháy chất khí như: gas (khí đốt hóa lỏng),…

Các số 2, 4, 8 thể hiện trọng lượng bột được nạp trong bình, đơn vị tính bằng kilôgam.

Ví dụ: Bình chữa cháy ký hiệu MFZ8, trên bình có ghi ABC là bình chữa cháy có thể dùng để chữa cháy hầu hết các đám cháy chất rắn, chất lỏng, chất khí dễ cháy…

Cách sử dụng

Đối với loại xách tay: Khi có cháy xảy ra xách bình tới gẩn địa điểm cháy. Lắc xóc bình từ 3-4 lần để bột tơi, giật chốt hãm kẹp chì, chọn đầu hướng gió hướng loa phun vào gốc lửa.

Giữ bình ở khoảng cách 1,5m tùy loại bình, bóp van bình để bột chữa cháy phun ra, khi khí yếu thì tiến lại gần và đưa loa phun qua lại để dập tắt hoàn toàn đám cháy.

Đối với bình xe đẩy:

Đẩy xe đến chỗ có hỏa hoạn, kéo vòi rulo dẫn bột ra, hướng lăng phun bột vào gốc lửa. Giật chốt an toàn (kẹp chì), kéo van chính trên miệng bình vuông góc với mặt đất. Cầm chặt lăng phun chọn thuận chiều gió và bóp cò, bột sẽ được phun ra.

Khi mở van (tùy từng loại bình có cấu tạo van khóa khác nhau thì cách mở khác nhau) bột khô trong bình được phun ra ngoài nhờ lực đẩy của khí nén (nén trực tiếp với bột hoặc trong chai riêng) qua hệ thống ống dẫn. Khi phun vào đám cháy bột có tác dụng kìm hãm phản ứng cháy và cách ly chất cháy với ôxy không khí, mặt khác ngăn cản hơi khí cháy tiến vào vùng cháy dẫn đến đám cháy bị dập tắt.

Chú ý:

Đọc hướng dẫn, nắm kỹ tính năng tác dụng của từng loại bình để bố trí bình cho phù hợp. Khi phun phải đứng ở đầu hướng gió (cháy ngoài); đứng gần cửa ra vào (cháy trong). Khi phun phải tắt hẳn mới ngừng phun.

Khi dập các đám cháy chất lỏng phải phun chất chữa cháy bao phủ lên bề mặt cháy, tránh phun sục trực tiếp xuống chất lỏng đề phòng chúng bắn ra ngoài, cháy to hơn. Khi phun tùy thuộc vào từng đám cháy và lượng khí đẩy còn lại trong bình mà chọn vị trí, khoảng cách đứng phun cho phù hợp. Khi phun giữ bình ở tư thế thẳng đứng.

Bình chữa cháy đã qua sử dụng cần để riêng tránh nhầm lẫn.

Cần để nơi dễ thấy, dễ lấy thuận tiện cho việc chữa cháy. Đặt ở nơi khô ráo, thoáng gió, tránh những nơi có ánh nắng và bức xạ nhiệt mạnh, nhiệt độ cao nhất là 500C.

Nếu để ngoài nhà phải có mái che. Khi di chuyển cần nhẹ nhàng. Tránh tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao, thiết bị rung động.

Phải thường xuyên kiểm tra bình theo quy định của nhà sản xuất hoặc ít nhất 3 tháng/lần. Nếu kim chỉ dưới vạch đỏ thì phải nạp lại khí. Kiểm tra khí đẩy thông qua áp kế hoặc cân rồi so sánh với khối lượng ban đầu.

Kiểm tra khối lượng bột bằng cách cân so sánh. Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế nếu thấy hỏng hóc các bộ phận của bình: Loa phun, vòi phun, van khóa. Thay thế những bình bị rò khí.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ:

Luật sư Bắc Ninh đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Cách sử dụng các loại bình chữa cháy năm 2023”. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng về các vấn đề như Trích lục Hộ tịch.

Câu hỏi thường gặp

Ô tô không có bình cứu hỏa bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo Thông tư 57 hướng dẫn về danh mục, định mức trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gồm: Ô tô từ 4 chỗ ngồi trở lên, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc chở khách được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; phương tiện giao thông cơ giới đường bộ vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ; nguyên tắc, kiểm định, kinh phí bảo đảm trang bị và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Việc trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với các loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ sau đây được thực hiện theo quy định của pháp luật khác có liên quan.
Thông tư 57 cũng hướng dẫn cụ thể các danh mục, định mức bắt buộc về các trang thiết bị phòng cháy và chữa cháy trên xe ôtô. Theo đó, đáng quan tâm là các loại xe du lịch từ 4 – 9 chỗ bắt buộc phải có một bình cứu hỏa, thuộc một trong những chủng loại sau: bình bột dưới 4kg, bình bọt dưới 5L, bình nước với chất phụ gia chữa cháy dưới 5L hoặc bình khí CO2 chữa cháy dưới 4kg.
Các dòng xe khác với số người lớn hơn sẽ có những yêu cầu cao hơn, cụ thể như sau:
[Ô tô không có bình cứu hỏa bị phạt bao nhiêu tiền? – Ảnh 1]
Danh mục định mức trang bị dụng cụ phòng cháy chữa cháy đối với từng loại phương tiện cơ giới.
Ngoài ra, Thông tư cũng khuyến khích chủ sở hữu xe, tùy từng đặc điểm của mỗi loại xe mà có thể bổ sung thêm các loại phương tiện, vật dụng phòng/chữa cháy như quần áo/mũ chống cháy, hộp sơ cứu, các dụng cụ cứu thương.
Thông tư 57 cũng khuyến cáo, các phương tiện phòng/chữa cháy trên xe ôtô cần để ở những chỗ dễ thấy, dễ lấy sử dụng nhưng không ảnh hưởng đến thao tác của người lái xe. Ngoài ra việc để các bình cứu hoả nên tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào, đặc biệt là vào mùa hè.
Trong khi đó, nếu trong trường hợp các phương tiện cơ giới, cụ thể là các loại xe du lịch từ 4 chỗ trở lên nếu thiếu các phương tiện phòng/chữa cháy theo danh mục quy định tại Thông tư 57 sẽ phải chịu mức phạt từ 300.000 đến 500.000 đồng (quy định tại Điều 41, khoản 2, Nghị định 167/2013 của Chính phủ về quy định xử phạt hành chính).
Thẩm quyền xử phạt sẽ thuộc về lực lượng cảnh sát giao thông, cảnh sát PCCC và chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, phường.

Xe ô tô gia đình có bắt buộc phải trang bị bình cứu hỏa không?

Tại Điều 4 Thông tư 57/2015/TT-BCA có quy định về những phương tiện giao thông cơ giới đường bộ thuộc đối tượng trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy như sau:
Ô tô từ 04 chỗ ngồi trở lên, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc chở khách được kéo bởi xe ô tô, máy kéo theo quy định tại khoản 18 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ và TCVN 6211:2003 Phương tiện giao thông đường bộ – Kiểu – Thuật ngữ và định nghĩa, TCVN 7271:2003 Phương tiện giao thông đường bộ – Ô tô – Phân loại theo mục đích sử dụng.
Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ thuộc các loại 1, 2, 3, 4 và 9 quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 104/2009/NĐ-CP không phụ thuộc vào số chỗ ngồi.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Related Articles