Cách làm đơn ly hôn đơn phương

Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Ly hôn đơn phương là gì?

Như vậy ly hôn đơn phương hay còn gọi là ly hôn theo yêu cầu 1 bên là thủ tục xuất phát từ ý nguyện của một người. Và nếu muốn được Tòa án chấp nhận và ra quyết định, bản án ly hôn thì vợ hoặc chồng phải chứng minh được người còn lại có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, làm cho đời sống hôn nhân trở nên căng thẳng kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được.

Cách làm đơn ly hôn đơn phương
Cách làm đơn ly hôn đơn phương

Nộp đơn ly hôn đơn phương ở đâu?

Theo Bộ luật tố tụng dân sự, Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của bị đơn có thẩm quyền tiếp nhận đơn ly hôn và giải quyết xin ly hôn đơn phương của người Việt Nam. Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố nơi cư trú của bị đơn có thẩm quyền tiếp nhận đơn ly hôn và giải quyết xin ly hôn đơn phương của người Việt Nam với người nước ngoài hoặc việc ly hôn có yếu tố nước ngoài.

Cần xác định rõ mục đích ly hôn cũng như nới cư trú của đối tượng cần ly hôn mà có căn cứ, cơ sở để nộp hồ sơ đến đúng với cơ quan có thẩm quyền.

Giấy tờ cần thiết cho việc ly hôn đơn phương

Đơn xin ly hôn đơn phương (Theo nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP hoặc Mẫu đơn ly hôn)
Bản sao công chứng CMTND/CCCD còn hiệu lực của bạn.
Bản sao công chứng hộ khẩu của bạn.
Bản sao giấy khai sinh của con.
Giấy xác nhận nơi cư trú của bị đơn.
Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.
Bản sao tài sản chung yêu cầu phân chia khi ly hôn.

Chuẩn bị hồ sơ ly hôn đơn phương bạn được quyền yêu cầu thu thập các chứng cứ mà mình không tự thu thập được. Khi nộp hồ sơ ly hôn đơn phương bạn gửi kèm đơn yêu cầu thu thập chứng cứ, tài liệu để được giúp đỡ

Mẫu đơn ly hôn đơn phương

Thủ tục ly hôn đơn phương bao gồm:

Bước 1: Xin giấy xác nhận nơi cư trú của vợ chồng
Bước 2: Soạn thảo đơn ly hôn đơn phương và chuẩn bị hồ sơ ly hôn
Bước 3: Nộp hồ sơ ly hôn đơn phương tại Tòa án có thẩm quyền
Bước 4: Nhận thông báo đóng án phí và nộp án phí
Bước 5: Tham dự các buổi hòa giải và công khai chứng cứ tại Tòa án
Bước 6: Mở phiên tòa sơ thẩm giải quyết ly hôn đơn phương.
Bước 7: Thẩm phán ban hành bản án giải quyết thủ tục ly hôn đơn phương.
Ly hôn đơn phương được giải quyết theo thủ tục tranh tụng như các vụ kiện dân sự thông thường tại Tòa án nên thời điểm chấm dứt mối quan hệ vợ chồng là thời điểm bản án giải quyết vụ án ly hôn có hiệu lực pháp luật. Do đó:

Quyết định giải quyết vụ án ly hôn tại Tòa sơ thẩm là bản án chưa có hiệu lực pháp luật nên sau khi bản án được ban hành người yêu cầu ly hôn đơn phương phải chờ xem có kháng cáo của bên đối phương không thì mới xác định được thời điểm chấm dứt mối quan hệ vợ chồng.
Trường hợp bị kháng cáo bản án giải quyết ly hôn sơ thẩm thì thời điểm chấm dứt mối quan hệ vợ chồng là thời điểm ban hành quyết định giải quyết vụ án ly hôn phúc thẩm.

Giải quyết ly hôn đơn phương trong bao lâu?

Theo quy định của Điều 179 Bộ luật Tố tụng dân sự thì thời gian giải quyết vụ án ly hôn trong trường hợp này là 4 tháng, nhưng nếu vụ án ly hôn có tính chất phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì thời gian giải quyết là 6 tháng. Trong thực tế thời gian giải quyết vụ án ly hôn có thể ngắn hơn hoặc kéo dài hơn thời gian mà luật quy định tùy thuộc vào tính chất của từng vụ án.

Trường hợp việc chia tài sản chung cần thẩm định giá tài sản thì thời gian thực hiện được tính thêm thời gian lập hội đồng thẩm định giá.
Trường hợp một bên vắng mặt thì cần thời gian để tòa án sắp xếp tổ chức lại phiên tòa.
Trường hợp lý do xin ly hôn được bị đơn chứng minh là không đúng thì cần thời gian để hai bên bảo vệ quan điểm của mình trước khi tòa án đưa vụ việc ra xét xử.
Đưa vụ án ra xét xử (nếu có một bên không đồng ý ly hôn hoặc có tranh chấp về con, tài sản).
Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, tòa án phải gửi quyết định đó cho các đương sự.
Trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử tòa án phải mở phiên tòa. Sau 15 ngày, kể từ ngày xét xử, nếu không có kháng cáo, kháng nghị, án sẽ có hiệu lực thi hành.
Như vậy, thông thường, tổng thời gian giải quyết thủ tục ly hôn đối với yêu cầu đơn phương ly hôn khoảng 06 tháng.

Xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Làm thế nào để giành quyền nuôi con khi đơn phương ly hôn?

Theo đó, cha hoặc mẹ phải được đánh giá cao ở những chi tiết như sau:
Điều kiện về vật chất: nhà ở, mức thu nhập của mỗi bên,… căn cứ vào các thông tin được cung cấp hoặc xác minh về các khoản chi cố định của người đó về sinh hoạt, người phụ thuộc, thói quen chi tiêu để so sánh với mức sinh hoạt trung bình của các con.
Điều kiện tinh thần: thời gian dành cho con; cách chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con; tính cách của người đó;…
Điều kiện môi trường sống: vị trí địa lý có thuận tiện cho trẻ đi học, vui chơi hoặc phải là nơi được đánh giá cao về mức sống, dân trí và các yếu tố về trật tự an ninh,…
Bên cạnh đó, Tòa án phải xem xét tư cách đạo đức, lối sống, sinh hoạt và các mối quan hệ khác để xem xét việc con ở bên ai sẽ được bảo đảm được phát triển tốt nhất về mọi mặt và không bị ảnh hưởng tiêu cực

Chia tài sản chung vợ chồng khi ly hôn đơn phương như thế nào?

Vợ chồng khi ly hôn có quyền tự thỏa thuận với nhau về toàn bộ các vấn đề, trong đó có cả việc phân chia tài sản. Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được mà có yêu cầu thì Tòa án phải xem xét, quyết định việc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận hay theo luật định, tùy từng trường hợp cụ thể

Đánh giá post

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Related Articles

Trả lời