Viên chức tập sự có được đóng BHXH không?

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bồi thường một phần thu nhập của người lao động khi người lao động bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc tử vong, dựa trên đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội. Kể cả các đối tượng như nhân viên thực tập hay nhân viên tập sự cũng được đóng bảo hiểm xã hội theo mức lương được hưởng. Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm quy định về chế độ đóng bảo hiểm trong bài viết “Viên chức tập sự có được đóng BHXH không?” của Luật sư Bắc Giang.

Chế độ, chính sách đối với công chức, viên chức trong thời gian tập sự

Chúng ta đều biết rằng công chức là một bộ phận cực kỳ quan trọng trong nguồn nhân lực xã hội của nước ta. Công chức, viên chức có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương nói riêng và đất nước nói chung. Chính vì vai trò to lớn này mà nhà nước ta luôn nỗ lực nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cả về trình độ, năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức, chính trị. Pháp luật nước ta cũng có những quy định cụ thể đối với công chức, viên chức.

Chế độ, chính sách đối với công chức được quy định tại Điều 22 Nghị định 24/2010/ND-CP, công chức tại Điều 22 Nghị định 29/2012/ND-CP của Chính phủ. Vì thế:

Công chức, viên chức được hưởng 85% mức lương bậc 1 của ngạch tuyển dụng với công chức, viên chức; bậc 2 đối với người có trình độ thạc sĩ và bậc 3 đối với trình độ tiến sĩ. Ngoài ra, công chức, viên chức trong thời gian tập sự còn được hưởng các khoảng phụ cấp theo quy định của pháp luật

Công chức, viên chức được hưởng 100% mức lương và phụ cấp tương đương với trình độ đào tạo nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Công chức, viên chức có nơi làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc trong các ngành, nghề độc hại nguy hiểm.
  • Công chức, viên chức là người đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ phục vụ có thời hạn trong lực lượng công an nhân dân, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi từ đủ 24 tháng trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ.
Viên chức tập sự có được đóng BHXH không?

Viên chức tập sự có được đóng BHXH không?

Theo quy định của pháp luật, tập sự là chế độ bắt buộc đối với viên chức được bầu. Đối tượng khi được tuyển dụng làm công chức thì được công nhận là công chức và ký hợp đồng lao động với cơ quan, tổ chức. Nội dung của hợp đồng bao gồm các quy định đối với viên chức, chế độ thử việc cũng như các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Nếu là công chức thì phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật. Như vậy, dù công chức đang trong thời gian thử việc vẫn phải đóng bảo hiểm xã hội.

Theo Khoản 1 Điều 19 Nghị định 29/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định nội dung sau đây:

Trong thời hạn chậm nhất là 20 ngày làm việc, kể từ ngày công bố kết quả tuyển dụng, người trúng tuyển viên chức phải đến ký hợp đồng làm việc với đơn vị sự nghiệp công lập theo thông báo quy định tại đơn vị làm việc

Ngoài ra, theo Điều 27 Luật Viên chức 2010 quy định về chế độ tập sự có nội dung như sau:

Người trúng tuyển viên chức phải thực hiện chế độ tập sự, trừ trường hợp đã có thời gian từ đủ 12 tháng trở lên thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng.

Thời gian tập sự từ 03 tháng đến 12 tháng và phải được quy định trong hợp đồng làm việc.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 Luật Viên chức 2010 quy định:

Hợp đồng làm việc có những nội dung chủ yếu sau đây:

  • Các thông tin về tên, địa chỉ của đơn vị sự nghiệp công lập và người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
  • Các thông tin về họ tên, địa chỉ, ngày, tháng, năm sinh của người được tuyển dụng.

Trường hợp người được tuyển dụng là người dưới 18 tuổi thì phải có họ tên, địa chỉ, ngày, tháng, năm sinh của người đại diện theo pháp luật của người được tuyển dụng.

  • Các thông tin về công việc hoặc nhiệm vụ, vị trí việc làm và địa điểm làm việc.
  • Các thông tin về quyền và nghĩa vụ của các bên.
  • Các thông tin về loại hợp đồng, thời hạn và điều kiện chấm dứt của hợp đồng làm việc.
  • Các thông tin về tiền lương, tiền thưởng và chế độ đãi ngộ khác (nếu có).
  • Các thông tin về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi.
  • Các thông tin về chế độ tập sự (nếu có).
  • Điều kiện làm việc và các vấn đề liên quan đến bảo hộ lao động/
  • Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
  • Hiệu lực của hợp đồng làm việc.
  • Các cam kết khác gắn với tính chất, đặc điểm của ngành, lĩnh vực và điều kiện đặc thù của đơn vị sự nghiệp công lập nhưng không trái với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Theo quy định tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc:

Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm các đối tượng sau:

  • Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động.
  • Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng.
  • Cán bộ, công chức, viên chức.
  • Các đối tượng khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ:

Luật sư Bắc Ninh đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Viên chức tập sự có được đóng BHXH không?”. Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến Làm sổ đỏ. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp:

Viên chức tập sự đóng bảo hiểm xã hội theo mức hệ số 2.34 hay mức hệ số 85% lương của 2,34?

Theo Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc viên chức tập sự , có thời gian tập sự 12 tháng, hưởng 85% mức lương bậc 1 của hệ số 2,34 thì mức đóng BHXH bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của anh là 85% x 2,34.

Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là bao nhiêu?

Theo Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về mức đóng BHXH tự nguyện của người lao động như sau: đối với bảo hiểm xã hội bắt buột người lao động phải đóng bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất, Trường hợp hợp người lao động giao kết nhiều hợp đồng lao động thì chỉ đóng bảo hiểm xã hội đối với hợp đồng lao động đầu tiên.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Related Articles