Tàng trữ hàng hóa không rõ nguồn gốc theo quy định 2023

Việc mua bán, vận chuyển hàng hóa của đợt Tết vừa qua không được diễn ra một cách tùy tiện mà đã được quản lý, kiểm soát một cách rất chặt chẽ từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm để đảm bảo được những nguồn hàng chất lượng, cũng như kiểm tra nguồn gốc xuất xứ của các loại hàng hóa này. Chính vì vậy, việc kinh doanh hàng hóa trên thị trường sẽ phải bảo đảm hàng hóa được nhập vào các của hàng kinh doanh phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng theo đúng với quy định pháp luật. Vậy khi các cơ sở kinh doanh nhập hàng hóa hay tàng trữ những loại hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ thì sẽ căn cứ theo những điều luật nào và bị xử phạt ra sao? Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư Bắc Ninh để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Tàng trữ hàng hóa không rõ nguồn gốc” nhanh chóng, trọn gói của chúng tôi, hy vọng có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Thương mại 2005
  • Nghị định 98/2020/NĐ-CP

Khái niệm hàng hóa không rõ nguồn gốc

Căn cứ theo Khoản 14 Điều 3 Luật Thương mại 2005 định nghĩa về xuất xứ hàng hóa:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

14. Xuất xứ hàng hóa là nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó.”

Bên cạnh đó, theo quy định tại Khoản 13 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP giải thích về hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ như sau:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

13. “Hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ” là hàng hóa lưu thông trên thị trường không có căn cứ xác định được nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa. Căn cứ xác định nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa bao gồm thông tin được thể hiện trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, tài liệu kèm theo hàng hóa; chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, hợp đồng, hoá đơn mua bán, tờ khai hải quan, giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với hàng hóa và giao dịch dân sự giữa tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa với bên có liên quan theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, đối với các loại hàng hóa không thuộc trường hợp phải đăng ký cấp giấy chứng nhận xuất xứ, hàng hóa được coi là không rõ nguồn gốc, xuất xứ khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, sử dụng các tiêu chí xác định nguồn gốc hàng hóa mà không thể phát hiện ra nguồn gốc của hàng hóa.

Có thể hiểu rằng hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ là hàng hóa lưu thông trên thị trường không có căn cứ xác định được nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa.” Nếu trong hoạt động kinh doanh mua bán mà các bên có vi phạm kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Đối tượng bị xử lý vi phạm pháp luật hành vi kinh doanh, tàng trữ hàng hóa không rõ nguồn gốc

Các đối tương bị xử phạt vi phạm hành chính hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ bao gồm:

– Cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc cá nhân, tổ chức nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này trên lãnh thổ Việt Nam.

– Hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật; hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật vi phạm các quy định tại Nghị định này bị xử phạt như đối với cá nhân vi phạm.

Như vậy, khi các đối tượng trên có hành vi kinh doanh, tàng trữ hàng hóa không rõ nguồn gốc tùy thuộc vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm mà có những hình thức xử lý phù hợp.

Xử phạt khi vận chuyển, kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc

Tàng trữ hàng hóa không rõ nguồn gốc theo quy định 2023
Tàng trữ hàng hóa không rõ nguồn gốc theo quy định 2023

Theo quy định của pháp luật tại Điểm c Khoản 1 Khoản 12 và Khoản 13 Điều 17 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt Hành vi vi phạm về thời hạn sử dụng của hàng hóa, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác như sau:

“Điều 17. Hành vi vi phạm về thời hạn sử dụng của hàng hóa, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng:

c) Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ;

12. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

13. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 14 Điều này;

b) Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

Như vậy đối với trường hợp vận chuyển, mua bán hàng hóa không biết rõ xuất xứ hàng hóa thì pháp luật quy định hình thức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền thấp nhất là 300.000 đồng và mức cao nhất là 100.000.000 đồng đối với cá nhân.

Còn đối với tổ chức thì sẽ phạt gấp đôi theo quy định tại Khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP sửa đổi bởi Điểm b Khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP.

“Điều 4. Quy định các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả

4. Mức phạt tiền:

a) Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực thương mại, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm là 200.000.000 đồng đối với cá nhân và 400.000.000 đồng đối với tổ chức;

b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm p khoản 2 Điều 33, khoản 2 Điều 34, điểm b khoản 4 Điều 35, Điều 68, Điều 70, khoản 6, 7, 8, 9 Điều 73 và khoản 6, 7, 8 Điều 77 của Nghị định này. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân.”

Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

1. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 4 như sau:

b) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 như sau:

“a) Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực thương mại là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là 200.000.000 đồng đối với cá nhân và 400.000.000 đồng đối với tổ chức;

b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 68, Điều 70, khoản 6, 7, 8, 9 Điều 73 và khoản 6, 7, 8 Điều 77 của Nghị định này. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân.”.”

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Luật sư Bắc Ninh sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Tàng trữ hàng hóa không rõ nguồn gốc” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là bồi thường thu hồi đất, hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất, hợp đồng chuyển nhượng nhà đất, tư vấn đặt cọc đất, trích lục quyết định ly hôn, nguyên tắc chia di sản thừa kế theo pháp luật Công chứng tại nhà … Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp

Hàng hóa buộc phải tiêu hủy trong trường hợp nào?

Theo Điều 33 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại, cụ thể như sau:
“Điều 33. Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại
Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hoá phẩm có nội dung độc hại hoặc tang vật khác thuộc đối tượng bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện.”
Từ quy định nêu trên, đối với hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ thì áp dụng biện pháp khắc hậu quả đó là buộc tiêu hủy tang vật vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi vi phạm hoặc buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm
Đồng thời, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hoá phẩm có nội dung độc hạ, nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện.

Bán hàng xách tay bị phạt bao nhiêu theo luật mới nhất?

Hàng xách tay sẽ chỉ hợp pháp khi dùng với đúng mục đích đó là quà tặng biếu, tự sử dụng. Việc đưa hàng xách tay vào việc kinh doanh buôn bán sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 98/2020/NĐ-CP: từ 500 ngàn đến 50 triệu đồng.

Có những loại mẫu giấy xác nhận nguồn gốc hàng hóa C/O nào?

Có những loại phổ biến sau:
C/O mẫu A (Mẫu C/O ưu đãi dùng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam)
CO form B (Mẫu C/O không ưu đãi dùng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam)
C/O mẫu D (các nước trong khối ASEAN)
C/O mẫu E (ASEAN – Trung Quốc). Tham khảo chi tiết về giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O form E.
C/O form EAV (Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á – Âu)
C/O mẫu AK (ASEAN – Hàn Quốc), mẫu KV (Việt Nam – Hàn Quốc)
C/O mẫu AJ (ASEAN – Nhật Bản)
C/O mẫu VJ (Việt nam – Nhật Bản)
C/O mẫu AI (ASEAN – Ấn Độ)
C/O mẫu AANZ (ASEAN – Australia – New Zealand)
C/O mẫu VC (Việt Nam – Chile)
C/O mẫu S (Việt Nam – Lào; Việt Nam – Campuchia)

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Related Articles

Trả lời