Mẫu báo cáo về công tác an toàn vệ sinh lao động của doanh nghiệp năm 2023

Mẫu báo cáo về công tác an toàn vệ sinh lao động của doanh nghiệp là việc mà một công ty nên làm hàng năm. Báo cáo an toàn, vệ sinh lao động là bản tóm tắt; đánh giá và tổng hợp thông tin về an toàn, sức khỏe nghề nghiệp của công ty. Báo cáo được lập và gửi về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế để quản lý về tình hình an toàn, vệ sinh lao động, môi trường làm việc và các thông tin quy định chung về an toàn, sức khỏe người lao động. Để hiểu rõ hơn về nội dung và cách trình bày báo cáo an toàn, vệ sinh lao động, vui lòng tham khảo bài viết sau của Luật sư Bắc Ninh.

Tải xuống mẫu báo cáo về công tác an toàn vệ sinh lao động của doanh nghiệp năm 2023

Báo cáo an toàn vệ sinh lao động được quy định như thế nào?

Vệ sinh công nghiệp là giải pháp ngăn ngừa, khắc phục tác động của các yếu tố có hại gây bệnh tật trong quá trình lao động và ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động. Các biện pháp bảo đảm điều kiện làm việc, bảo vệ tính mạng, sức khoẻ của người lao động và bảo vệ môi trường nói chung. Sức khỏe nghề nghiệp là một phần quan trọng của luật lao động. Không thực hiện vệ sinh lao động đúng cách dễ dẫn đến bệnh nghề nghiệp.

Báo cáo an toàn vệ sinh lao động là một báo cáo tổng hợp tất cả các thông tin về công tác an toàn vệ sinh lao động mà doanh nghiệp phải thực hiện trong suốt quá trình kinh doanh.

Căn cứ theo thông tư số 7 của bộ lao động thương binh và xã hội năm 2016: Doanh nghiệp phải nộp báo cáo an toàn vệ sinh lao động mỗi năm 1 lần vào thời điểm trước ngày 10/1 cho sở lao động thương binh và xã hội và sở y tế. Trong thông tư có quy định rõ trách nhiệm của các doanh nghiệp trong việc nộp báo cáo vệ sinh an toàn vệ sinh lao động bao gồm các quy định như sau:

Mẫu báo cáo về công tác an toàn vệ sinh lao động của doanh nghiệp năm 2023
  • Người sử dụng lao động thực hiện việc thống kê dựa trên các số liệu cụ thể, lưu trữ lại các thông tin, phân tích các
    kết quả báo cáo từ đó đưa ra các phương án giải quyết đối với vấn đề vệ sinh an toàn vệ sinh lao động.
  • Gửi báo cáo lao động cho đơn vị sở lao động thương binh và xã hội, sở y tế là nghĩa vụ và trách nhiệm của người sử
    dụng lao động được thực hiện hằng năm. Phương thức thực hiện có thể thông qua các phương tiện như fax, thư điện tử
    hoặc thông qua bưu điện. Thời gian quy định là trước ngày 10/1 hằng năm
  • Toàn bộ thông tin báo cáo của doanh nghiệp về an toàn vệ sinh lao động sẽ được sở lao động tổng hợp lại và gửi về
    bộ lao động thương binh và xã hội. Báo cáo được gửi theo mẫu có quy định tại phụ lục III, thời gian thực hiện là trước
    ngày 25/1 hằng năm.

Bên cạnh việc nộp báo cáo vệ sinh an toàn lao động một lần trong năm như trên. Doanh nghiệp còn phải nộp thêm các loại báo cáo khác có trong nội dung của báo cáo an toàn vệ sinh lao động đó là:

Báo cáo của doanh nghiệp thông tin về tai nạn lao động: Loại hình báo cáo này được nộp về sở thương binh lao động và xã hội, nộp theo kỳ 6 tháng/lần, thời gian nộp theo quy định là trước ngày 5 tháng 7 và ngày 10 tháng 1.

Báo cáo thống kê chi tiết về sức khỏe đối với người lao động: Báo cáo được gửi về trung tâm y tế hoặc các đơn vị quản lý thuộc y tế nơi mà doanh nghiệp hoạt động. Thời hạn phải nộp báo cáo là trước các ngày 5/7 và ngày 10/1.

Báo cáo về tình hình bệnh nghề nghiệp của lao động tại các doanh nghiệp được gửi về cơ sở y tế cấp tỉnh hằng năm.

Báo cáo của doanh nghiệp về số liệu thống kê quan trắc môi trường: Báo cáo được gửi về sở tài nguyên và môi trường cấp huyện hoặc ban quản lý khu công nghiệp. Thời gian nộp báo cáo theo quy định là trước ngày 30/1.

Hướng đẫn cách ghi mẫu báo cáo về công tác an toàn vệ sinh lao động của doanh nghiệp?

Trước khi soạn thảo bản báo cáo an toàn, vệ sinh lao độngthì cần lưu ý đến những nội dung chính của báo cáo an toàn, vệ sinh lao động, đây là điều không thể thiếu khi thực hiện. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc nộp báo cáo an toàn, vệ sinh lao động, vui lòng làm theo hướng dẫn nộp báo cáo an toàn, vệ sinh lao động. Theo Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BLDTBXH về cách viết báo cáo mẫu về công tác an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp như sau:

  • Tên (1) và ngành nghề kinh doanh (2): Ghi theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
  • Loại hình (3): Ghi theo đối tượng áp dụng Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH, cụ thể:
  • Doanh nghiệp nhà nước.
  • Công ty Trách nhiệm hữu hạn.
  • Công ty cổ phần/Công ty cổ phần trên 51 % vốn thuộc sở hữu Nhà nước.
  • Doanh nghiệp tư nhân.
  • Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài/Công ty 100% vốn nước ngoài.
  • Công ty hợp danh.
  • Hợp tác xã …
  • Khác.
  • Cơ quan cấp trên trực tiếp quản lý (4):
  • Ghi tên Công ty mẹ hoặc tập đoàn kinh tế, nếu là doanh nghiệp thành viên trong nhóm công ty.
  • Ghi tên Tổng Công ty, nếu là đơn vị trực thuộc Tổng Công ty.
  • Ghi tên Sở, Ban, ngành, nếu trực thuộc Sở, Ban, ngành tại địa phương.
  • Ghi tên Bộ, cơ quan ngang Bộ chủ quản, nếu trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ.
  • Không ghi gì nếu không thuộc các loại hình trên.
  • Báo cáo kết quả đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động trước khi cơ sở sản xuất, kinh doanh đi vào hoạt động (5): Cơ sở sản xuất, kinh doanh ghi các tiêu chí tại Phần B này nếu tiến hành đánh giá toàn diện nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ:

Luật sư Bắc Ninh đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mẫu báo cáo về công tác an toàn vệ sinh lao động của doanh nghiệp”. Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến Thủ tục cấp lại sổ đỏ đất nông nghiệp. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp:

Việc đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động thực hiện vào thời điểm nào?

Theo quy định trên thực hiện đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động vào các thời điểm sau:
Đánh giá lần đầu khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh;
Đánh giá định kỳ trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh ít nhất 01 lần trong một năm, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác. Thời Điểm đánh giá định kỳ do người sử dụng lao động quyết định;
Đánh giá bổ sung khi thay đổi về nguyên vật liệu, công nghệ, tổ chức sản xuất, khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng.

Hình thức kiểm tra an toàn vệ sinh lao động?

Kiểm tra tổng thể các nội dung về an toàn, vệ sinh lao động có liên quan đến quyền hạn của cấp kiểm tra;
Kiểm tra chuyên đề từng nội dung kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động
Kiểm tra sau đợt nghỉ sản xuất dài ngày;
Kiểm tra trước hoặc sau mùa mưa, bão;
Kiểm tra sau sự cố, sau sửa chữa lớn;
Kiểm tra định kỳ để nhắc nhở hoặc chấm Điểm để xét duyệt thi đua;
Các hình thức kiểm tra khác phù hợp với tình hình thực tế của cơ sở.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Related Articles