Quy định mới về lãi suất dịch vụ cầm đồ

Thông thường mức lãi suất của dịch vụ cầm đồ hiện nay đang cao hơn so với ngân hàng dù ít hay nhiều. Có thể nói việc vay mượn và lập hợp đồng vay mượn với ngân hàng vẫn có độ uy tín và tin tưởng hơn. Tuy nhiên, không ít người dân đang cần tiền gấp như sinh viên, người lao động,… vẫn sẽ chọn tìm tới tiệm cầm đồ để vay tiền hơn. Vì khi tới các ngân hàng, thủ tục vay mượn thường khá phức tạp bên cạnh đó còn phải có tài sản thế chấp và chứng minh thu nhập. Chỉ cần thiếu hoặc sai sót một chút về giấy tờ đều có thể bị từ chối không cho vay. Nhưng khi cầm đồ lại khác người chủ ở đó có thể cho vay bất cứ lúc nào họ sẽ chủ cần kí vào bản hợp đồng có mức lãi suất cao cắt cổ. Vậy theo quy định Nhà nước hiện này thì lãi suất của dịch vụ cầm đồ là bao nhiêu? Hãy tham khảo “Lãi suất dịch vụ cầm đồ” nhanh chóng, trọn gói của chúng tôi, hy vọng được giúp đỡ cho bạn

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 144/2021/NĐ-CP

Quy định mới về lãi suất dịch vụ cầm đồ

Căn cứ khoản 6 Điều 29 Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 29. Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ

6. Tỷ lệ lãi suất cho vay tiền khi nhận cầm cố tài sản không vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật dân sự.”

Căn cứ Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về lãi suất cho vay như sau:

“Điều 468. Lãi suất

1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.”

Theo đó, đối với lãi suất khi nhận cầm cố tài sản của người khác thì cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ phải đảm bảo mức lãi suất không quá 20%/năm.

Tiệm cầm đồ có được phép thu mức lãi suất cao hơn mức lãi suất mà pháp luật quy định hay không?

Căn cứ Điều 29 Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ

“Điều 29. Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ

Ngoài trách nhiệm quy định tại Điều 25 Nghị định này, cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ có trách nhiệm:

1. Kiểm tra giấy tờ tùy thân của người mang tài sản đến cầm cố, gồm: Giấy chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc giấy tờ cá nhân khác có dán ảnh do cơ quan quản lý nhà nước cấp, còn giá trị sử dụng, đồng thời photocopy lưu lại tại cơ sở kinh doanh.

2. Lập hợp đồng cầm cố tài sản theo quy định của pháp luật.

3. Đối với những tài sản cầm cố theo quy định của pháp luật phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu thì chỉ được cầm cố khi các tài sản đó có đầy đủ giấy sở hữu và cơ sở kinh doanh phải giữ lại bản chính của các loại giấy đó trong thời gian cầm cố tài sản.

4. Đối với những tài sản cầm cố thuộc sở hữu của người thứ ba phải có văn bản ủy quyền hợp lệ của chủ sở hữu.

5. Không được nhận cầm cố đối với tài sản không rõ nguồn gốc hoặc tài sản do các hành vi vi phạm pháp luật mà có.

6. Tỷ lệ lãi suất cho vay tiền khi nhận cầm cố tài sản không vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật dân sự.

7. Bố trí kho bảo quản tài sản cầm cố và đảm bảo an toàn đối với tài sản của người mang tài sản đến cầm cố.”

Theo đó, tiệm cầm đồ có trách nhiệm đảm bảo tỷ lệ lãi suất cho vay tiền khi nhận cầm cố tài sản không vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật dân sự.

Như vậy, tiệm cầm đồ không được phép thu mức lãi suất cao hơn 20%/năm.

Mức xử phạt tiệm cầm đồ thu lãi suất cao

Quy định mới về lãi suất dịch vụ cầm đồ
Quy định mới về lãi suất dịch vụ cầm đồ

Căn cứ Điều 12 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm các quy định về quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự như sau:

“Điều 12. Vi phạm các quy định về quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Hoạt động kinh doanh ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự khi chưa được cấp hoặc bị thu hồi hoặc đang bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;

b) Thiếu trách nhiệm để xảy ra hành vi xâm hại đến an ninh, trật tự, hành vi vi phạm pháp luật, hành vi trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc tại cơ sở kinh doanh trực tiếp quản lý;

c) Sản xuất con dấu của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước khi chưa có Phiếu chuyển mẫu con dấu của cơ quan đăng ký mẫu con dấu theo quy định của pháp luật;

d) Kinh doanh dịch vụ cầm đồ cho vay tiền có cầm cố tài sản nhưng lãi suất cho vay vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật Dân sự;

đ) Không đăng ký ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự mà cho vay tiền có cầm cố tài sản hoặc không cầm cố tài sản nhưng lãi suất cho vay vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật Dân sự;

e) Không bảo quản tài sản cầm cố hoặc bảo quản tài sản cầm cố không đúng nơi đăng ký với cơ quan có thẩm quyền;

g) Cung cấp dịch vụ bảo vệ cho đối tượng, mục tiêu hoặc các hoạt động trái pháp luật;

h) Không ghi đầy đủ thông tin khách hàng vào sổ quản lý theo mẫu quy định và không lưu bản sao giấy tờ tùy thân của khách tham gia dịch vụ khi kinh doanh casino hoặc kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài;

i) Mua, bán, nhập khẩu hàng hóa, sản phẩm quân trang, quân dụng nhưng không lưu giữ đầy đủ hồ sơ, tài liệu theo quy định của pháp luật;

k) Bán hoặc cung cấp sản phẩm quân trang, quân dụng cho đối tượng chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoặc đồng ý bằng văn bản.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được đối với hành vi quy định tại các điểm đ, i, k, l, m, n và r khoản 3; các điểm d, đ và k khoản 4 và điểm b khoản 5 Điều này;

b) Buộc nộp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự, chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 3 Điều này.”

Theo đó, nếu mức lãi suất cầm cố tài sản cao hơn mức lãi suất quy định thông thường thì cơ sở kinh doanh sẽ bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng và buộc nộp lại số tiền lãi cao hơn mức quy định của pháp luật.

Tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau: Mức phạt tiền này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Quy định về cách tính mức lãi suất

Một công thức tính lãi suất cầm đồ đơn giản nhất mà bạn có thể áp dụng đó là:

Tiền lãi hàng tháng = [lãi suất x tổng số tiền cầm]:100

Các tính lãi suất cầm đồ như thế nào ? bạn có thể áp dụng cách tính sau :
Số tiền lãi hàng tháng = [(lãi suất) x (tổng số tiền nắm giữ)]: 100
Tuy nhiên không phải tất cả các dịch vụ cơ sở thực hiện cầm đồ cùng áp dụng mức lãi suất như vậy.
+ Thông thường mức lãi xuất từ 2,5% đến 5% một tháng có thể coi là mức lãi suất hợp lý.
+ Lãi suất thấp nằm trong khoảng từ 2% đến 3% một tháng
+ Lãi suất trung bình là 3% đến 5% một tháng.
+ Với lãi suất cao được tính là trên 5% / tháng.
Tuy nhiên cũng có rất tiệm cầm đồ ngày nay tính lãi suất cao từ 7% đến 9% mỗi tháng. Vì vậy, người cầm đồ có thể tìm hiểu tất cả các mức lãi suất với cách tính trên để quyết định có nên cầm đồ với những mức lãi suất mà tiệm cầm đồ đặt ra hay không

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin bài viết

Luật sư Bắc Ninh sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Lãi suất dịch vụ cầm đồ” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là Xác nhận độc thân …. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102. để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp

Cách đăng kí hộ kinh doanh dịch vụ cầm đồ?

Khi muốn kinh doanh bất kì loại hình dịch vụ nào bạn cũng cần phải có giấy phép kinh doanh, nhất là đối với hình thức kinh doanh dịch vụ cầm đồ. Bạn cần chuẩn bị những hồ sơ như sau:
Giấy đề nghị đăng kí hộ kinh doanh
Danh sách cá nhân góp vốn
Bản sao hợp lệ CMND và sổ hộ khẩu của các cá nhân góp vốn kinh doanh hoặc của chủ cửa hàng đứng ra kinh doanh
Sau khi chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ trên bạn cần nộp hồ sơ về phòng đăng ký kinh doanh tại quận, huyện mà bạn đang sinh sống. Trong vòng 5 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của bạn cơ quan tiếp nhận sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh.

Trách nhiệm của dịch vụ cầm đồ được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 29 Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ
“Điều 29. Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ
Ngoài trách nhiệm quy định tại Điều 25 Nghị định này, cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ có trách nhiệm:
1. Kiểm tra giấy tờ tùy thân của người mang tài sản đến cầm cố, gồm: Giấy chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc giấy tờ cá nhân khác có dán ảnh do cơ quan quản lý nhà nước cấp, còn giá trị sử dụng, đồng thời photocopy lưu lại tại cơ sở kinh doanh.
2. Lập hợp đồng cầm cố tài sản theo quy định của pháp luật.
3. Đối với những tài sản cầm cố theo quy định của pháp luật phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu thì chỉ được cầm cố khi các tài sản đó có đầy đủ giấy sở hữu và cơ sở kinh doanh phải giữ lại bản chính của các loại giấy đó trong thời gian cầm cố tài sản.
4. Đối với những tài sản cầm cố thuộc sở hữu của người thứ ba phải có văn bản ủy quyền hợp lệ của chủ sở hữu.
5. Không được nhận cầm cố đối với tài sản không rõ nguồn gốc hoặc tài sản do các hành vi vi phạm pháp luật mà có.
6. Tỷ lệ lãi suất cho vay tiền khi nhận cầm cố tài sản không vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật dân sự.
7. Bố trí kho bảo quản tài sản cầm cố và đảm bảo an toàn đối với tài sản của người mang tài sản đến cầm cố.”
Như vậy, tiệm cầm đồ có trách nhiệm đảm bảo tỷ lệ lãi suất cho vay tiền khi nhận cầm cố tài sản không vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật dân sự.

Phân loại các mức lãi suất cầm đồ hiện nay như thế nào?

Mức lãi suất cầm cố tài sản 2% /tháng rất ít các tiệm cầm đồ có thể đáp ứng được mà không thu thêm bất cứ một khoản phí nào. Ở trên thị trường Việt Nam hiện nay, mức lãi suất cầm cố tài sản theo quy định sẽ được chia làm 3 loại chính:
Mức lãi suất thấp từ 2% – 3%/tháng
Mức lãi suất trung bình từ 3% – 5%/tháng
Mức lãi suất cao từ 5%/tháng trở lên
Nhiều khách hàng và các chuyên gia nhận định, mức lãi suất cầm đồ từ 2% – 5%/tháng là mức lãi suất hợp lý và trong khả năng chi trả của nhiều người. Đối với những cửa hàng cầm đồ áp dụng mức lãi suất cao hơn 5% thường làm ăn thiếu uy tín, núp bóng các tiệm cầm đồ, công ty tài chính để hoạt động cho vay nặng lãi với lãi suất cắt cổ. Bạn nên tránh xa những cửa hàng có mức lãi suất không minh bạch, không rõ ràng này để tránh dính phải những cái bẫy của họ.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Related Articles

Trả lời