Hướng dẫn viết mẫu giấy xác nhận thông tin cư trú

Cư trú là việc công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc đơn vị hành chính thuộc cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã. Mẫu xác nhận thông tin về cư trú được mọi người hiểu là một văn bản được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành và quy định theo một mẫu chuẩn mực nhất định. Mẫu này được sử dụng để gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm mục đích giúp Nhà nước xác định được nơi ở thường trú, nơi tạm trú của công dân. Vậy Khi người dân muốn đến nơi có thẩm quyền để làm mầu giấy xác nhận thông tin cư trúc phải làm như thế nào? Hãy tham khảo “Mẫu giấy xác nhận thông tin cư trú” nhanh chóng, trọn gói của chúng tôi, hy vọng được giúp đỡ cho bạn.

Căn cứ pháp lý

  • Luật cư trú 2020
  • Thông tư 55/2021/TT-BCA

Những trường hợp được xác nhận thông tin về cư trú

Hiện nay, theo Điều 17 Nghị định 55/2021/TT-BCA quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật cư trú nêu rõ về việc xác nhận thông tin cư trú như sau:

“Điều 17. Xác nhận thông tin về cư trú

1. Công dân yêu cầu xác nhận thông tin về cư trú có thể trực tiếp đến cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước không phụ thuộc vào nơi cư trú của công dân để đề nghị cấp xác nhận thông tin về cư trú hoặc gửi yêu cầu xác nhận thông tin về cư trú qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú.

2. Nội dung xác nhận thông tin về cư trú bao gồm thời gian, địa điểm, hình thức đăng ký cư trú. Xác nhận thông tin về cư trú có giá trị 06 tháng kể từ ngày cấp đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Cư trú xác nhận về việc khai báo cư trú và có giá trị 30 ngày kể từ ngày cấp đối với trường hợp xác nhận thông tin về cư trú. Trường hợp thông tin về cư trú của công dân có sự thay đổi, điều chỉnh và được cập nhật trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì xác nhận thông tin về cư trú hết giá trị kể từ thời điểm thay đổi.

3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm xác nhận thông tin về cư trú dưới hình thức văn bản (có chữ ký và đóng dấu của Thủ trưởng cơ quan đăng ký cư trú) hoặc văn bản điện tử (có chữ ký số của Thủ trưởng cơ quan đăng ký cư trú) theo yêu cầu của công dân.

4. Trường hợp nội dung đề nghị xác nhận của cá nhân hoặc hộ gia đình chưa được cập nhật trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì cơ quan đăng ký cư trú hướng dẫn công dân thực hiện thủ tục để điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định tại Điều 26 Luật Cư trú.”

Mục đích của mẫu giấy xác nhận thông tin về cư trú

Giấy xác nhận thông tin về cư trú thường được sử dụng trong các trường hợp:

– Người dân đã có giấy tờ cư trú nhưng bị mất, bị hư hỏng… mà không thể cung cấp, xuất trình giấy tờ gốc/bản chứng thực từ giấy tờ gốc. Khi đó, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp xác nhận cho người dân theo thông tin đã đăng ký để sử dụng thay thế các giấy tờ nêu trên.

– Người dân chưa thực hiện thủ tục đăng ký cấp giấy tờ cư trú theo quy định hoặc đã thực hiện nhưng chưa được cấp. Khi đó, trên cơ sở xác minh thực tế và kiểm tra hồ sơ, người dân sẽ được cấp xác nhận cư trú để sử dụng cho công việc của mình.

Mẫu xác nhận thông tin về cư trú

Nội dung giấy xác nhận nơi cư trú

Hướng dẫn viết mẫu giấy xác nhận thông tin cư trú
Hướng dẫn viết mẫu giấy xác nhận thông tin cư trú

Nội dung giấy xác nhận nơi cư trú bao gồm các nội dung chính như:

– Nơi thường trú;

– Nơi tạm trú;

– Nơi ở hiện tại;

– Họ và tên chủ hộ;

– Quan hệ với chủ hộ;

– Số định danh của chủ hộ;

– Thông tin các thành viên khác trong gia đình;…

Trình tự thủ tục xin cấp giấy xác nhận thông tin về cư trú

Theo quy định hiện nay, để xin xác nhận thông tin về cư trú, người dân thực hiện các bước sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ cần chuẩn bị là Tờ khai thay đổi thông tin cư trú.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ tại Công an cấp xã để thực hiện thủ tục xác nhận cư trú hoặc gửi qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú.

Bước 3: Tiếp nhận, xử lý hồ sơ

Khi tiếp nhận hồ sơ xác nhận thông tin về cư trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

– Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ; và cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ; và hẹn trả kết quả cho người đăng ký.

– Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng chưa đủ hồ sơ thì hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện; và cấp Phiếu hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ cho người đăng ký.

– Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì từ chối; và cấp Phiếu từ chối tiếp nhận, giải quyết hồ sơ cho người đăng ký.

Bước 4: Nhận kết quả

Căn cứ theo ngày hẹn trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ; và hẹn trả kết quả để nhận thông báo kết quả giải quyết thủ tục đăng ký cư trú (nếu có).

Thời hạn giải quyết: Không quá 01 ngày làm việc. Trong trường hợp có thông tin cần xác minh, làm rõ thì thời hạn là 03 ngày làm việc.

Thời hạn của giấy xác nhận nơi cư trú

Thời hạn của giấy xác nhận nơi cư trú được quy định tại Khoản 2 Điều 17 Thông tư 55/2021/TT-BCA như sau:

“Điều 17. Xác nhận thông tin về cư trú

2. Nội dung xác nhận thông tin về cư trú bao gồm thời gian, địa điểm, hình thức đăng ký cư trú. Xác nhận thông tin về cư trú có giá trị 06 tháng kể từ ngày cấp đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Cư trú xác nhận về việc khai báo cư trú và có giá trị 30 ngày kể từ ngày cấp đối với trường hợp xác nhận thông tin về cư trú. Trường hợp thông tin về cư trú của công dân có sự thay đổi, điều chỉnh và được cập nhật trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì xác nhận thông tin về cư trú hết giá trị kể từ thời điểm thay đổi.”

Căn cứ theo Điều 19 Luật cư trú 2020 quy định về nơi cư trú của người không có nơi thường trú, nơi tạm trú như sau:

“Điều 19. Nơi cư trú của người không có nơi thường trú, nơi tạm trú

1. Nơi cư trú của người không có cả nơi thường trú và nơi tạm trú do không đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú là nơi ở hiện tại của người đó; trường hợp không có địa điểm chỗ ở cụ thể thì nơi ở hiện tại được xác định là đơn vị hành chính cấp xã nơi người đó đang thực tế sinh sống, Người không có nơi thường trú, nơi tạm trú phải khai báo thông tin về cư trú với cơ quan đăng ký cư trú tại nơi ở hiện tại.

2. Cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm hướng dẫn việc khai báo thông tin về cư trú theo các trường thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú.

3. Trường hợp người quy định tại khoản 1 Điều này chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiếp nhận thông tin khai báo, cơ quan đăng ký cư trú tiến hành kiểm tra, xác minh thông tin; trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài nhưng không quá 60 ngày.

4. Trường hợp người quy định tại khoản 1 Điều này đã có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận thông tin khai báo, cơ quan đăng ký cư trú tiến hành kiểm tra, xác minh thông tin.

5. Sau khi kiểm tra, xác minh, cơ quan đăng ký cư trú cập nhật thông tin của công dân về nơi ở hiện tại và các thông tin khác vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đã khai báo về việc đã cập nhật thông tin.

6. Trường hợp có thay đổi thông tin về cư trú thì công dân phải khai báo lại với cơ quan đăng ký cư trú để rà soát, điều chỉnh thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú; khi đủ điều kiện theo quy định của Luật này thì phải làm thủ tục đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú.

Lệ phí đăng ký cư trú

Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 85/2019/TT-BTC quy định các khoản phí thuộc thẩm quyền của HĐND cấp tỉnh như sau:

Danh mục các khoản lệ phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

1. Lệ phí đăng ký cư trú (đối với hoạt động do cơ quan địa phương thực hiện).

2. Lệ phí cấp chứng minh nhân dân (đối với hoạt động do cơ quan địa phương thực hiện).

3. Lệ phí hộ tịch.

4. Lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam (đối với cấp phép do cơ quan địa phương thực hiện).

5. Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất.

6. Lệ phí cấp giấy phép xây dựng.

7. Lệ phí đăng ký kinh doanh.

Như vậy, theo quy định hiện hành thì HĐND cấp tỉnh sẽ quy định mức thu lệ phí đăng ký cư trú, cụ thể mức thu đăng ký thường trú và đăng ký tạm trú do HĐND cấp tỉnh quyết định.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin bài viết

Luật sư Bắc Ninh sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Mẫu giấy xác nhận thông tin cư trú” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tra cứu thông tin quy hoạch …. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp

Người không có nơi thường trú, tạm trú có phải khai báo thông tin cư trú không?

Từ ngày 01/7/2021, người không có nơi thường trú, nơi tạm trú phải thực hiện ngay khai báo thông tin cư trú của mình tại cơ quan đăng ký cư trú (Công an cấp xã).
Về nơi cư trú của người không có nơi thường trú và nơi tạm trú, tại khoản 1 Điều 19 Luật Cư trú 2020 cũng đã nêu rõ:
Nơi cư trú của người không có cả nơi thường trú và nơi tạm trú do không đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú là nơi ở hiện tại của người đó; trường hợp không có địa điểm chỗ ở cụ thể thì nơi ở hiện tại được xác định là đơn vị hành chính cấp xã nơi người đó đang thực tế sinh sống…

Có thể xin cấp giấy xác nhận cư trú online được không?

Tại khoản 1 Điều 17 Thông tư 55/2021/TT-BCA quy định: “Công dân yêu cầu xác nhận thông tin về cư trú có thể trực tiếp đến cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước không phụ thuộc vào nơi cư trú của công dân để đề nghị cấp xác nhận thông tin về cư trú hoặc gửi yêu cầu xác nhận thông tin về cư trú qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú”.
Như vậy, người dân có thể xin xác nhận thông tin cư trú theo 02 cách sau:
– Trực tiếp đến cơ quan đăng ký cư trú ở bất cứ đâu trong cả nước để đề nghị xác nhận thông tin về cư trú: Công an xã, phường, thị trấn; Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã.
– Gửi yêu cầu xác nhận thông tin về cư trú qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú.

Nơi cư trú của cá nhân là nơi nào?

Điều 40 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: Nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống.
Còn theo Điều 11 Luật Cư trú 2020, nơi cư trú của công dân bao gồm nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.
Như vậy, nơi cư trú của công dân là nơi công dân đó thường xuyên sính sống, có thể là nơi đăng ký thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú của công dân đó.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Related Articles

Trả lời