Có bắt buộc làm căn cước công dân gắn chíp quy định 2022

Hiện nay, theo khuyến khích của cơ quan Nhà nước Người dân đổ xô nhau đi làm Căn cước công dân. Thẻ căn cước công dân gắn chip đang được nhiều người quan tâm đến; giống như Chứng minh thư nhân dân và Căn cước công dân cũ nó cũng được coi là một loại giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam nhưng có tính ưu việt hơn giúp Nhà nước quản lý hầu hết các loại giấy tờ của người dân khi chỉ cần giơ thẻ căn cước công dân gắn chip. Hãy tham khảo “Có bắt buộc làm căn cước công dân gắn chíp” nhanh chóng, trọn gói của chúng tôi, hy vọng được giúp đỡ cho bạn.

Căn cứ pháp lý

  • Luật căn cước công dân 2014
  • Nghị định 144/2021/NĐ-CP
  • Nghị định 05/1999/NĐ-CP

Căn cước công dân gắn chíp điện tử

Thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử (thẻ căn cước điện tử); là một loại giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam; có thể đóng vai trò thiết bị nhận diện; xác thực danh tính và chìa khóa truy cập thông tin công dân trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia.

Thẻ căn cước công dân có gắn chip điện tử có giá trị chứng minh về căn cước công dân; và cho phép người dùng tiếp cận nhiều dịch vụ vốn đòi hỏi hàng loạt giấy tờ khác nhau.

Có bắt buộc làm căn cước công dân gắn chíp

Có bắt buộc làm căn cước công dân gắn chíp quy định 2022
Có bắt buộc làm căn cước công dân gắn chíp quy định 2022

Các trường hợp người sử dụng Căn cước công dân (cả có chip và mã vạch) phải đổi hoặc xin cấp lại thẻ Căn cước công dân gắn chip mới theo quy định tại Điều 21, 23 Luật Căn cước công dân 2014:

“Điều 21. Độ tuổi đổi thẻ Căn cước công dân

1. Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

2. Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định tại khoản 1 Điều này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.”

“Điều 23. Các trường hợp đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân

1. Thẻ Căn cước công dân được đổi trong các trường hợp sau đây:

a) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này;

b) Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;

c) Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;

d) Xác định lại giới tính, quê quán;

đ) Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;

e) Khi công dân có yêu cầu.

2. Thẻ Căn cước công dân được cấp lại trong các trường hợp sau đây:

a) Bị mất thẻ Căn cước công dân;

b) Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.”

Ngoài ra, Đối với người đang sử dụng Chứng minh nhân dân, căn cứ Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP, có 06 trường hợp phải đổi từ Chứng minh nhân dân sang Căn cước công dân gắn chip là:

“Điều 5. Đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân

1- Những trường hợp sau đây phải làm thủ tục đổi Chứng minh nhân dân :

a) Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng;

b) Chứng minh nhân dân hư hỏng không sử dụng được;

c) Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;

d) Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

e) Thay đổi đặc điểm nhận dạng.

2- Trường hợp bị mất Chứng minh nhân dân thì phải làm thủ tục cấp lại.”

Như vậy có thẻ thấy, CCCD gắn chíp là loại giấy tờ duy nhất được cấp thay thế khi người dân xin đổi, cấp lại CMND/ CCCD mã vạch hết hạn hoặc không còn sử dụng được do bị hỏng, rách, sai thông tin…Vì vậy, nếu thuộc 01 trong các trường hợp trên đều sẽ phải đổi sang thẻ Căn cước công dân gắn chíp. Nếu không đổi có thể sẽ bị phạt vì lý do không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.

Các trường hợp phải làm CCCD gắn chip

Theo Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014, Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP;  công dân phải đi làm căn cước công dân gắn chip gắn chip trước 01/7/2021 nếu thẻ CMND; CCCD mã vạch thuộc các trường hợp được cấp; đổi lại  từ CMND,CCCD mã vạch sang  CCCD gắn chip và người chưa có chứng minh nhân dân (CMND) hoặc CCCD.

-Thẻ CCCD được đổi trong các trường hợp sau đây:

:a) Khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi;

b) Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;

c) Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;

d) Xác định lại giới tính, quê quán;

đ) Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;

e) Khi công dân có yêu cầu.

– Thẻ Căn cước công dân được cấp lại trong các trường hợp sau đây:

a) Bị mất thẻ Căn cước công dân;

b) Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.

Thủ tục đổi CMND sang căn cước công dân gắn chip

Điều 22 Luật Căn cước công dân; Điều 12 Thông tư 07/2016/TT-BCA (sửa đổi bởi Thông tư 40/2019/TT-BCA) quy định tục làm căn cước công dân gắn chip như sau:

Bước 1

Người dân điền vào Tờ khai Căn cước công dân tại Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Công an cấp huyện; hoặc khai trên Cổng dịch vụ công trực tuyến (khi đi mang theo Sổ hộ khẩu và CMND cũ. Trường hợp Sổ hộ khẩu và CMND không đầy đủ thông tin như trên Tờ khai thì mang theo Giấy khai sinh và các giấy tờ khác để đối chiếu thông tin).

Bước 2

Khi Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chưa đi vào hoạt động; hoặc đầy đủ thông tin; công dân phải xuất trình Sổ hộ khẩu (nếu chưa đầy đủ thì xuất trình CMND cũ, giấy khai sinh…) để đối chiếu thông tin với Tờ khai. Nộp lại CMND cũ (để cắt góc hoặc thu hồi).

Bước 3

Thu thập vân tay, chụp ảnh:

Trường hợp công dân đủ điều kiện làm Căn cước công dân gắn chip; cán bộ cơ quan quản lý CCCD chụp ảnh; thu thập vân tay; đặc điểm nhận dạng của người đến làm thủ tục cấp thẻ CCCD để in trên Phiếu thu nhận thông tin CCCD và thẻ CCCD theo quy định.

Ảnh chân dung của công dân là ảnh chụp chính diện; đầu để trần, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính; trang phục, tác phong nghiêm túc, lịch sự, không được sử dụng trang phục chuyên ngành khi chụp ảnh thẻ Căn cước công dân; riêng đối với trường hợp công dân theo tôn giáo; dân tộc thì được phép mặc lễ phục tôn giáo, dân tộc đó; nếu có khăn đội đầu thì được giữ nguyên khi chụp ảnh thẻ Căn cước công dân nhưng phải bảo đảm rõ mặt.
Cán bộ cơ quan quản lý CCCD thu nhận vân tay của công dân qua máy thu nhận vân tay; trường hợp ngón tay bị cụt, khèo; dị tật, mất dấu vân tay không lấy được vân tay thì ghi nội dung cụ thể vào vị trí tương ứng của ngón đó.

Bước 4

Nộp lệ phí và nhận giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân.

Bước 5

Nhận kết quả theo giấy hẹn.

Có thể nhận trực tiếp hoặc qua Bưu điện. Nếu nhận qua đường Bưu điện thì công dân phải đăng ký và tự trả phí.

Lệ phí khi làm thẻ căn cước công dân gắn chip

Theo Thông tư 120/2021 của Bộ Tài chính, từ ngày 1.7, mức thu lệ phí cấp và đổi thẻ căn cước công dân gắn chip sẽ không còn được giảm 50% như mức thu lệ phí quy định tại Điều 4 Thông tư 59/2019 của Bộ Tài chính (áp dụng đến hết ngày 30.6).

“Điều 4. Mức thu lệ phí

1. Công dân chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang cấp thẻ Căn cước công dân: 30.000 đồng/thẻ Căn cước công dân.

2. Đổi thẻ Căn cước công dân khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhận dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân có yêu cầu: 50.000 đồng/thẻ Căn cước công dân.

3. Cấp lại thẻ Căn cước công dân khi bị mất thẻ Căn cước công dân, được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam: 70.000 đồng/thẻ Căn cước công dân.”

Mức thu lệ phíĐến 30/6/2022Từ 01/07/2022
Chuyển từ CMND 9 số, CMND 12 số sang cấp thẻ CCCD15.000 đồng/thẻ CCCD30.000 đồng/thẻ CCCD
Đổi thẻ CCCD khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân có yêu cầu25.000 đồng/thẻ CCCD50.000 đồng/thẻ CCCD
Cấp lại thẻ CCCD khi bị mất thẻ CCCD, được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam35.000 đồng/thẻ CCCD70.000 đồng/thẻ CCCD

Các trường hợp được miễn hoặc không phải nộp lệ phí gồm:

– Đổi căn cước công dân khi Nhà nước quy định thay đổi địa giới hành chính.

– Người từ đủ 14 tuổi trở lên đi làm căn cước công dân lần đầu.

– Cấp, đổi căn cước công dân cho thân nhân liệt sĩ, thương binh, công dân ở xã biên giới, huyện đảo, hộ nghèo, người dưới 18 tuổi mồ côi,…

– Đổi căn cước công dân khi công dân đủ các độ tuổi 25, 40 và 60.

– Đổi căn cước công dân khi có thông tin sai sót trên thẻ gắn chip cho lỗi của cơ quan quản lý căn cước công dân.

Xử lý khi không đổi sang Căn cước công dân gắn chip

Đối với vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân, tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định:

“Điều 10. Vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không xuất trình Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền;

b) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân;

c) Không nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân cho cơ quan có thẩm quyền khi được thôi, bị tước quốc tịch, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; không nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân cho cơ quan thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam, cơ quan thi hành án phạt tù, cơ quan thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.”

Như vậy, nếu thuộc các trường hợp đã nêu trên mà không đi đổi sang thẻ Căn cước công dân gắn chip, người dân có thể bị phạt đến 500.000 đồng.

Thời hạn trả thẻ căn cước công dân gắn chip

Về thời hạn trả thẻ căn cước công dân, Điều 25 Luật Căn cước công dân năm 2014 quy định kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan chức năng phải cấp, đổi, cấp lại thẻ trong thời hạn sau đây (trừ các trường hợp có lý do khách quan):

“Điều 25. Thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân

Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại Luật này, cơ quan quản lý căn cước công dân phải cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân trong thời hạn sau đây:

1. Tại thành phố, thị xã không quá 07 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới và đổi; không quá 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại;

2. Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp;

3. Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp;

4. Theo lộ trình cải cách thủ tục hành chính, Bộ trưởng Bộ Công an quy định rút ngắn thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.”

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về vấn đề “Có bắt buộc làm căn cước công dân gắn chíp“ của Luật sư Bắc Ninh. Chúng tôi hy vọng rằng những kiến thức chúng tôi chia sẽ sẽ có ích cho bạn đọc trong công việc và cuộc sống.

Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ về Sáp nhập doanh nghiệp, Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, Giải thể công ty, Hợp thức hóa lãnh sự, Xác nhận tình trạng hôn nhân, Thành lập công ty, Đổi tên giấy khai sinh, Đăng ký khai sinh khi không kết hôn, Dịch vụ giành quyền nuôi con khi không kết hôn, Dịch vụ ly hôn nhanh, Thủ tục làm căn cước công dân gắn chip, Điều kiện giành quyền nuôi con, Đổi căn cước công dân cần đổi giấy tờ gì, Tờ khai trích lục kết hôn, Đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, Cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm …. Hãy liên hệ ngay tới Luật sư Bắc Ninh để được tư vấn, hỗ trợ một cách nhanh nhất. Hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Thẻ CCCD đã được cấp trước ngày 23/01/2021 có còn có hiệu lực không?

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 4 Thông tư 06/2021/TT-BCA quy định:
Thẻ CCCD đã được cấp trước ngày 23/01/2021 vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định.  Khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ CCCD gắn chip

Có thẻ căn cước công dân rồi có phải làm lại thẻ căn cước công dân gắn chíp không?

Theo quy định tại Điều 21 Luật Căn cước công dân 2014
Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
Hiện nay cũng không có văn bản pháp luật nào quy định CCCD cũ sẽ hết hiệu lực khi CCCD gắn chíp ra đời
=> CCCD cũ vẫn còn hiệu lực theo các mốc tuổi được quy định nêu trên. Khi CCCD đến thời hạn phải đổi thì bạn đổi sang CCCD gắn chíp
=> Nếu đã có thẻ CCCD mã vạch vẫn còn hiệu lực thì người dân không bắt buộc phải đổi sang CCCD gắn chíp

Thẻ Căn cước công dân gắn chip sẽ tích hợp những loại thẻ nào?

Tích hợp CCCD gắn chip với các giấy tờ cá nhân là một trong những mục tiêu quan trọng của Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030 ban hành kèm Quyết định 06/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 06/01/2022.
Trong năm 2022, nước ta sẽ từng bước thay thế giấy tờ cá nhân trên cơ sở tích hợp, xác thực thông tin, giấy tờ cá nhân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để chỉ cần sử dụng thẻ CCCD, ứng dụng Định danh điện tử quốc gia (VNEID).
Trong đó tập trung thực hiện ngay đối với một số giấy tờ quan trọng như: Bảo hiểm y tế, bằng lái xe, giấy phép lái xe, mã số chứng chỉ hoặc giấy phép hành nghề, tiêm chủng, y tế, giáo dục, thẻ cán bộ, công chức, viên chức….
Ngoài ra, Đề án này còn đề ra mục tiêu tích hợp, phát triển các ứng dụng trên nền tảng hệ thống định danh và xác thực điện tử với các ứng dụng cốt lõi như: Ví điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, chứng khoán, điện, nước… lên VNEID, mã QR của thẻ CCCD gắn chip điện tử.
Phát triển, hoàn thiện và triển khai hiệu quả ứng dụng di động Công dân số từ VNEID trên cơ sở mở rộng tích hợp các thông tin, dịch vụ như y tế, bảo hiểm, giấy phép lái xe, ngân hàng, thanh toán điện tử, ứng cứu khẩn cấp, phản ánh hiện trường, tố giác tội phạm…
Cung cấp các dịch vụ công, dịch vụ thương mại phục vụ tiện ích số của công dân trên ứng dụng VNEID như: Dịch vụ cư trú, thương mại điện tử, thanh toán điện tử và các dịch vụ khác…
Như vậy sắp tới, rất nhiều loại giấy tờ, dịch vụ công, dịch vụ thanh toán sẽ cùng tích hợp trong cùng một ứng dụng VNEID gắn với thông tin trên CCCD gắn chip.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Related Articles

Trả lời