Quy định về làm căn cước công dân gắn chip có bắt buộc không năm 2022

Căn cước công dân hiện nay là một vật bất ly thân đối với mọi người dân Việt Nam vì tính ưu việt của nó. Theo Bộ Công An thẻ Căn cước công dân gắn chip sẽ được tích hợp nhiều thông tin dữ liệu cá nhân của của công dân. Vì những tiện ích của nó mà trong thời gian gần đây, Nhà nước và các Cơ quan ban ngành liên quan đều khuyến khích mọi người dân đi đổi thẻ Căn cước công dân có gắn chip. Hãy tham khảo “Làm căn cước công dân gắn chip có bắt buộc không” nhanh chóng, trọn gói của chúng tôi, hy vọng được giúp đỡ cho bạn.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Căn cước công 2014

Nội dung ghi trên thẻ Căn cước công dân

Căn cứ Điều 18 Luật Căn cước công 2014 quy định như sau:

“Điều 18. Nội dung thể hiện trên thẻ Căn cước công dân

1. Thẻ Căn cước công dân gồm thông tin sau đây:

a) Mặt trước thẻ có hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập – Tự do – Hạnh phúc; dòng chữ “Căn cước công dân”; ảnh, số thẻ Căn cước công dân, họ, chữ đệm và tên khai sinh, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quốc tịch, quê quán, nơi thường trú; ngày, tháng, năm hết hạn;

b) Mặt sau thẻ có bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa; vân tay, đặc điểm nhân dạng của người được cấp thẻ; ngày, tháng, năm cấp thẻ; họ, chữ đệm và tên, chức danh, chữ ký của người cấp thẻ và dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ.

2. Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể về quy cách, ngôn ngữ khác, hình dáng, kích thước, chất liệu của thẻ Căn cước công dân.”

Theo đó, thẻ Căn cước công dân được thể hiện rõ và đầy đủ các thông tin nêu trên.

Giá trị sử dụng của thẻ Căn cước công dân

Căn cứ Điều 20 Luật Căn cước công dân 2014 quy định như sau:

“Điều 20. Giá trị sử dụng của thẻ Căn cước công dân

1. Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.

2. Thẻ Căn cước công dân được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được yêu cầu công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân để kiểm tra về căn cước và các thông tin quy định tại Điều 18 của Luật này; được sử dụng số định danh cá nhân trên thẻ Căn cước công dân để kiểm tra thông tin của người được cấp thẻ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật.

Khi công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đó không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông tin quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này.

4. Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích chính đáng của người được cấp thẻ Căn cước công dân theo quy định của pháp luật.”

Làm căn cước công dân gắn chip có bắt buộc không

Quy định về căn cước công dân có bắt buộc không năm 2022
Quy định về căn cước công dân có bắt buộc không năm 2022

Theo Điều 38 Luật Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực (01/01/2016) vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định; khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ Căn cước công dân.

Còn theo Khoản 2 Điều 4 Thông tư 06/2021/TT-BCA:

“Điều 4. Hiệu lực thi hành và quy định chuyển tiếp

2. Thẻ Căn cước công dân đã được cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định; khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ Căn cước công dân theo quy định tại Thông tư này.”

– Thẻ cước công dân đã được cấp trước ngày 23/01/2021 vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định.

– Khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ cước công dân gắn chip

Như vậy, các trường hợp công dân đã được cấp chứng minh nhân dân , cước công dân gắn mã vạch mà còn nguyên vẹn, còn thời hạn sử dụng, không thuộc trường hợp phải đổi, cấp lại, nếu người dân chưa có nhu cầu đổi sang cước công dân gắn chip thì vẫn sử dụng bình thường cho đến khi hết hạn.

Quy trình cấp đổi từ CMND, CCCD cũ sang Căn cước công dân có gắn chip

Để có thể đổi sang thẻ căn cước công dân, bạn cần làm theo các bước sau:

Bước 1: Đến trực tiếp cơ quan công an có thẩm quyền và xin cấp thẻ căn cước công dân.

Bước 2: Công an viên sẽ phụ trách tiếp nhận hồ sơ cấp CCCD

Bước 3: Người thu thập thông tin công dân

Cán bộ công an sẽ cập nhật thông tin trên hệ thống và tiến hành lấy dấu vân tay của công dân. 10 dấu vân tay ở ngón tay sẽ được thu thập đủ, nếu 10 dấu vân tay của công dân không thu thập được, nhân viên sẽ mô tả và nhập thông tin về tình trạng dấu vân tay không thu thập được.

Cán bộ sẽ tin nhận thông tin căn cước để công dân kiểm tra và ký ghi rõ họ tên, sau đó cán bộ kiểm tra lại.

Bước 4: Chụp một tấm hình

Công dân sẽ được chụp ảnh thẻ để làm căn cước công dân bằng chip. Ảnh thẻ được chụp trên phông nền trắng, ảnh màu, chụp chính diện. Công dân không được đội mũ, che rõ mặt và tai, không đeo kính. Trang phục khi chụp cần nghiêm túc, lịch sự.

Bước 5: Thanh toán phí

Sau khi nộp phí, công dân sẽ nhận được giấy hẹn và lựa chọn hình thức nhận CCCD. Công dân có thể nhận qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại các cơ quan chức năng. Sau khi hoàn thành bước này, công dân sẽ bị thu hồi thẻ cũ.

Bước 6: Nhận thẻ căn cước công dân mới

Lệ phí khi làm căn cước công dân gắn chip

Theo Điều 4 Thông tư 59/2019/TT-BTC, công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên khi làm thủ tục đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân phải nộp lệ phí theo mức dưới đây.

“Điều 4. Mức thu lệ phí

1. Công dân chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang cấp thẻ Căn cước công dân: 30.000 đồng/thẻ Căn cước công dân.

2. Đổi thẻ Căn cước công dân khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhận dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân có yêu cầu: 50.000 đồng/thẻ Căn cước công dân.

3. Cấp lại thẻ Căn cước công dân khi bị mất thẻ Căn cước công dân, được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam: 70.000 đồng/thẻ Căn cước công dân.”

TTTrường hợpMức thu lệ phí
1Công dân chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang cấp thẻ Căn cước công dân30.000 đồng/thẻ
2Đổi thẻ Căn cước công dân khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhận dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân có yêu cầu.50.000 đồng/thẻ
3Cấp lại thẻ Căn cước công dân khi bị mất thẻ Căn cước công dân, được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.70.000 đồng/thẻ

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về vấn đề “Làm căn cước công dân gắn chip có bắt buộc không“ của Luật sư Bắc Ninh. Chúng tôi hy vọng rằng những kiến thức chúng tôi chia sẽ sẽ có ích cho bạn đọc trong công việc và cuộc sống.

Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ về Sáp nhập doanh nghiệp, Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, Giải thể công ty, Hợp thức hóa lãnh sự, Xác nhận tình trạng hôn nhân, Thành lập công ty, Đổi tên giấy khai sinh, Đăng ký khai sinh khi không kết hôn, Dịch vụ giành quyền nuôi con khi không kết hôn, Dịch vụ ly hôn nhanh, Thủ tục làm căn cước công dân gắn chip, Điều kiện giành quyền nuôi con, Đổi căn cước công dân cần đổi giấy tờ gì…. Hãy liên hệ ngay tới Luật sư Bắc Ninh để được tư vấn, hỗ trợ một cách nhanh nhất. Hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Làm Căn cước công dân gắn chip đã lâu nhưng chưa nhận được, kiểm tra thế nào?

Để kiểm tra xem Căn cước công dân của mình đã làm xong chưa, người dân có thể trực tiếp gọi điện đến tổng đài hướng dẫn về Căn cước công dân và quản lý dân cư của Bộ Công an.
Hệ thống tổng đài hỗ trợ căn cước công dân và quản lý dân cư tiếp nhận, giải đáp phản ánh của người dân tại Trung ương có số điện thoại là 1900.0368.
Hệ thống tổng đài hoạt động từ 7h30 – 17h30 hàng ngày từ thứ 2 đến thứ 6. Khi gọi đến tổng đài, cần lưu ý:
Để nghe hướng dẫn quy định về trình tự cấp Căn cước công dân gắn chip: Nhấn phím 1
Để nghe hướng dẫn quy định về lệ phí cấp Căn cước công dân gắn chip: Nhấn phím 2
Để nghe hướng dẫn quy định về thời hạn cấp Căn cước công dân gắn chip: Nhấn phím 3
Để nghe thông tin về tình trạng cấp thẻ Căn cước công dân gắn chip: Nhấn phím 4
Để tìm hiểu thông tin khác: Nhấn phím 5.

Quy định về mức phạt vi phạm cụ thể với các trường hợp vi phạm như thế nào?

Căn cứ tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình đã đưa mức vi phạm như sau:
“Điều 10. Vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không xuất trình Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền;
b) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân;
c) Không nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân cho cơ quan có thẩm quyền khi được thôi, bị tước quốc tịch, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; không nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân cho cơ quan thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam, cơ quan thi hành án phạt tù, cơ quan thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.”
Như vậy, khi so với quy định tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định 167/2013/NĐ-CP (đã hết hiệu lực) phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng thì nay đã được thay thế bằng Khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP mức phạt tiền đã được nâng lên từ 300.000 – 500.000 đồng

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Related Articles

Trả lời