Chế tài xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Những sản phẩm do con người sáng tạo ra được gọi là tài sản trí tuệ. Những tài sản này sẽ được bảo hộ nếu như tác giả hay chủ sở hữu có đơn đăng ký bảo hộ. Khi hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp văn bằng bảo hộ cho sản phẩm trí tuệ đó. Đối với những sản phẩm trí tuệ về sau khi đăng ký có dấu hiệu trùng, có yếu tố gây nhầm lẫn,… thì cơ quan có thẩm quyền sẽ từ chối cấp văn bằng bảo hộ cho sản phẩm đó. Nếu những cá nhân, tổ chức có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật. Vậy chế tài xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là những chế tài nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019;
  • Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.

Sở hữu trí tuệ và các quyền liên quan

Sở hữu trí tuệ hay tài sản trí tuệ là những sản phẩm do con người sáng tạo nên. Đó có thể là những phát minh, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, hay những tác phẩm văn học, âm nhạc… Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.

Đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ bao gồm:

  • Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
  • Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.
  • Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch.

Các hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ

Hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ được hiểu là hành vi xâm phạm đến các đối tượng được bảo hộ của quyền sở hữu trí tuệ. Các hành vi đó bao gồm:

  • Hành vi xâm phạm quyền tác giả;
  • Hành vi xâm phạm các quyền liên quan;
  • Hành vi xâm phạm quyền sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và thiết kế bố trí;
  • Hành vi xâm phạm về bí mật kinh doanh;
  • Hành vi xâm phạm về nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.
Chế tài xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Chế tài xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Chế tài xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác thì tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm, có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự.

Chế tài hành chính

Trường hợp chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, tổ chức cá nhân có hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ có thể chịu xử phạt hành chính.

Các hành vi và mức xử phạt được quy định tại Luật Sở hữu Trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009,2019) và Nghị định 131/2013/NĐ-CP. Trong đó:

  • Hình thức xử phạt chính là: Cảnh cáo hoặc phạt tiền;
  • Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng có thời hạn hoặc không có thời hạn giấy phép có liên quan đến hoạt động sở hữu trí tuệ; Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính về sở hữu trí tuệ.
  • Các biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu huỷ vật phẩm, hàng hoá vi phạm; buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên sản phẩm, hàng hoá, phương tiện kinh doanh; buộc phân phối hoặc sử dụng vào mục đích phi thương mại với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác thương mại bình thường của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ.

Chế tài dân sự

Chế tài dân sự có thể được áp dụng song song với xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự.

Theo quy định tại Điều 202 của Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 các biện pháp chế tài dân sự có thể được áp dụng là:

  • Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;
  • Buộc xin lỗi, cải chính công khai;
  • Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
  • Buộc bồi thường thiệt hại;
  • Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

Chế tài hình sự

Khi hành vi xâm phạm là nghiêm trọng, có dấu hiệu nguy hiểm cho xã hội và thoả mãn các yếu tố cấu thành tội phạm thì cơ quan chức năng sẽ khởi tố vụ án, tiến hành điều tra, truy tố và xét xử theo quy định của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự.

  • Theo Điều 212 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự.
  • Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã quy định về Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan tại Điều 225 và Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp tại Điều 226 một cách cụ thể, trong đó đã quy định rõ khung giá trị vi phạm để áp dụng hình phạt.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề Chế tài xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.  Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý Ly hôn đơn phương nhanh cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn của Luật sư Bắc Ninh sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp

Những đối tượng sở hữu trí tuệ nào được bảo hộ?

Các đối tượng sở hữu trí tuệ được nhà nước bảo hộ bao gồm:
– Đối tượng quyền tác giả: Tác phẩm văn học, nghệ thuật và tác phẩm khoa học;
– Đối tượng liên quan đến quyền tác giả như: cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá;
– Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp: Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh, tên thương mại, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn;
– Đối tượng quyền đối với giống cây trồng: Giống cây trồng và vật liệu nhân giống.

Có mấy yếu tố để xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ?

Khi xác định một hành vi có phải là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hay không cần căn cứ vào 04 yếu tố sau:
– Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Trong đó, đối tượng bị xem xét là đối tượng bị nghi ngờ và bị xem xét nhằm đưa ra kết luận đó có phải là đối tượng xâm phạm hay không.
– Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét.
– Chủ thể thực hiện hành vi bị xem xét không đáp ứng đủ điều kiện pháp luật quy định, họ không phải là chủ sở hữu của quyền sở hữu trí tuệ, cũng không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ.
– Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam.

Có mấy biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ?

Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền SHTT của mình:
– Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền SHTT;
– Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền SHTT phải chấm hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;
– Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT theo quy định của Luật SHTT và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
– Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Ngoài ra, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền SHTT hoặc phát hiện hành vi xâm phạm quyền SHTT gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT theo quy định của pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Related Articles

Trả lời