Bị mất hành lý ở sân bay có được bồi thường không theo quy định?

Trong trường hợp bạn mất hành lý khi ở sân bay thì có thể báo cho nhân viên mặt đất hỗ trợ. Trường hợp bạn bị mất hành lý ở sân bay, quyền lợi và khả năng được bồi thường phụ thuộc vào quy định của hãng hàng không, cơ quan quản lý sân bay và quy định pháp luật. Có thể bạn sẽ được bồi thường nên hãy lưu ý để tránh mất quyề lợi của mình. Hãy tham khảo thêm trong bài viết “Bị mất hành lý ở sân bay có được bồi thường không theo quy định?” của Luật sư Bắc Ninh.

Bị mất hành lý ở sân bay có được bồi thường không theo quy định?

Ngay khi bạn phát hiện hành lý bị mất, hãy liên hệ với nhân viên sân bay hoặc hãng hàng không để báo cáo sự cố. Họ sẽ yêu cầu bạn điền vào một biểu mẫu báo cáo mất hành lý (Property Irregularity Report – PIR) và cung cấp thông tin chi tiết về hành lý bị mất. Các hãng hàng không thường có quy định riêng về bồi thường hành lý bị mất. Quy định này có thể bao gồm mức đền bù tối đa, quyền lợi và yêu cầu khiếu nại của hành khách. Hãy kiểm tra chính sách của hãng hàng không để biết thông tin cụ thể về quyền lợi của bạn.

Căn cứ theo Điều 161 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 quy định:

Bị mất hành lý ở sân bay có được bồi thường không theo quy định?

Bồi thường thiệt hại đối với hàng hóa, hành lý

  1. Người vận chuyển có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hàng hóa, hành lý ký gửi do sự kiện xảy ra từ thời điểm người gửi hàng, hành khách giao hàng hóa, hành lý ký gửi cho người vận chuyển đến thời điểm người vận chuyển trả hàng hóa, hành lý ký gửi cho người có quyền nhận; đối với vận chuyển hàng hóa, thời gian trên không bao gồm quá trình vận chuyển bằng đường biển, đường bộ, đường sắt hoặc đường thuỷ nội địa được thực hiện ngoài cảng hàng không, sân bay.
  2. Trường hợp xảy ra mất mát, thiếu hụt hoặc hư hỏng hành lý xách tay, người vận chuyển chỉ chịu trách nhiệm bồi thường nếu người vận chuyển có lỗi gây ra thiệt hại.
    Trường hợp hàng hóa, hành lý đã được bồi thường nhưng sau đó hàng hóa, hành lý lại đến địa điểm đến thì người nhận hàng, hành khách vẫn có quyền nhận số hàng hóa, hành lý đó và hoàn trả số tiền bồi thường đã nhận cho người vận chuyển.
  3. Trường hợp hàng hóa đã được người vận chuyển hàng không tiếp nhận thì bất kỳ thiệt hại nào cũng được coi là kết quả của sự kiện xảy ra khi vận chuyển bằng đường hàng không mà không phụ thuộc vào phương thức vận chuyển thực tế, trừ trường hợp người vận chuyển chứng minh được thiệt hại xảy ra trong giai đoạn vận chuyển bằng đường biển, đường bộ, đường sắt hoặc đường thủy nội địa. Trường hợp người vận chuyển thay thế một phần hoặc toàn bộ việc vận chuyển bằng đường hàng không bằng phương thức vận chuyển khác mà không được sự đồng ý của người gửi hàng thì việc vận chuyển bằng phương thức khác đó được coi là vận chuyển bằng đường hàng không.
  4. Người vận chuyển phải hoàn trả cho người gửi hàng, hành khách cước phí vận chuyển đối với số hàng hóa, hành lý ký gửi bị thiệt hại.
    Theo đó, người vận chuyển có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hàng hóa, hành lý ký gửi do sự kiện xảy ra từ thời điểm người gửi hàng, hành khách giao hàng hóa, hành lý ký gửi cho người vận chuyển đến thời điểm người vận chuyển trả hàng hóa, hành lý ký gửi cho người có quyền nhận.

Do đó, việc bị mất hành lý ở sân bay chỉ được bồi thường khi hành lý đó đã được hành khách ký gửi cho người vận chuyển. Nếu hành lý bị mất ở sân bay do sơ suất của hành khách thì sẽ không được khiếu nại bồi thường theo quy định.

Bị mất hành lý ở sân bay có được bồi thường?

Mức bồi thường thiệt hại hành lý bị mất ở sân bay là bao nhiêu?

Theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải, trong trường hợp mất hành lý, hãng hàng không chịu trách nhiệm bồi thường cho hành khách. Mức đền bù được xác định dựa trên giá trị thực tế của hành lý bị mất, không phải giá trị thương mại hoặc giá mua mới. Mức đền bù tối đa là 20 triệu đồng cho mỗi hành khách.

Căn cứ theo quy định tại Điều 162 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 mức bồi thường của người vận chuyển đối với mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hàng hóa, hành lý được tính như sau:

  • Theo thoả thuận giữa các bên, nhưng không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế;
  • Theo mức giá trị đã kê khai của việc nhận hàng hóa, hành lý ký gửi tại địa điểm đến.

Trường hợp người vận chuyển chứng minh được giá trị đã kê khai cao hơn giá trị thực tế thì mức bồi thường được tính theo giá trị thiệt hại thực tế;

  • Theo giá trị thiệt hại thực tế đối với hàng hóa, hành lý ký gửi không kê khai giá trị;
  • Theo giá trị thiệt hại thực tế đối với hành lý xách tay.

Trong trường hợp hàng hóa, hành lý ký gửi không kê khai giá trị mà bị mất mát, thiếu hụt, hư hỏng và không xác định được giá trị thiệt hại thực tế thì mức bồi thường của người vận chuyển được tính đến mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 166 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006.

Tại đây, chúng tôi còn cung cấp đến quý độc giả thông tin dịch vụ liên quan đến Tạm ngừng kinh doanh qua trang web Luật Bắc Ninh. Hãy theo dõi ngay nhé!

Hình thức khiếu nại và khởi kiện khi bị mất hành lý ở sân bay như thế nào?

Mỗi hãng hàng không có chính sách riêng về bồi thường khi mất hành lý. Hãy kiểm tra chính sách của hãng hàng không bạn sử dụng để biết thông tin chi tiết về quyền lợi và quyền được bồi thường. Trong trường hợp bạn không đồng ý với quyết định bồi thường của hãng hàng không hoặc gặp khó khăn trong việc giải quyết tranh chấp, bạn có thể gửi khiếu nại đến cơ quan quản lý sân bay hoặc cơ quan quản lý vận tải để được hỗ trợ và giải quyết.

Căn cứ theo Điều 170 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006, hình thức khiếu nại và khởi kiện khi bị mất hành lý như sau:

  • Hành khách, người gửi hàng, người nhận hàng hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại, khởi kiện người vận chuyển để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khi bị xâm hại.
  • Trước khi khởi kiện về mất mát, thiếu hụt, hư hỏng, vận chuyển chậm hàng hóa, hành lý ký gửi, người có quyền khởi kiện nêu trên phải khiếu nại bằng văn bản đến người vận chuyển trong thời hạn sau đây:
  • 07 ngày, kể từ ngày nhận hành lý trong trường hợp mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hành lý;
  • 14 ngày, kể từ ngày nhận hàng trong trường hợp thiếu hụt, hư hỏng hàng hóa; hai mươi mốt ngày, kể từ ngày phải trả hàng trong trường hợp mất mát hàng hóa;
  • 21 ngày, kể từ ngày người có quyền nhận đã nhận được hành lý hoặc hàng hóa trong trường hợp vận chuyển chậm.
  • Người vận chuyển phải thông báo cho người khiếu nại biết việc chấp nhận hoặc không chấp nhận khiếu nại trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Trường hợp khiếu nại không được chấp nhận hoặc quá thời hạn trên mà không nhận được thông báo trả lời thì người khiếu nại có quyền khởi kiện.
  • Việc khởi kiện về trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với người vận chuyển chỉ được thực hiện theo các điều kiện và mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại quy định.
  • Trường hợp việc khiếu nại không được thực hiện trong thời hạn quy định thì việc khởi kiện không có giá trị, trừ trường hợp có sự lừa dối từ phía người vận chuyển hoặc người có quyền khiếu nại có lý do chính đáng.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ:

Luật sư Bắc Ninh đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Bị mất hành lý ở sân bay có được bồi thường không theo quy định?”. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Sử dụng tờ rơi để quảng cáo tại cảng hàng không, sân bay được không?

Tại Điều 71 Nghị định 05/2021/NĐ-CP quy định hoạt động quảng cáo tại cảng hàng không, sân bay, theo đó: 
1. Việc quy hoạch, xây dựng, lắp đặt và cấp phép cho các công trình quảng cáo tại cảng hàng không, sân bay được thực hiện theo quy định của pháp luật về quảng cáo và pháp luật về xây dựng công trình.
2. Doanh nghiệp cảng hàng không, người khai thác công trình được thực hiện hoạt động quảng cáo theo quy định của pháp luật về quảng cáo tại phạm vi quản lý, khai thác.
3. Việc xây dựng công trình quảng cáo, lắp đặt phương tiện quảng cáo phải đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Không làm ảnh hưởng đến mỹ quan, kiến trúc nhà ga, hệ thống biển báo trong nhà ga;
b) Không đặt biển quảng cáo, sử dụng tờ rơi, âm thanh để quảng cáo tại khu bay;

Điều kiện kinh doanh dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay là gì?

Theo Điều 15 Nghị định 92/2016/NĐ-CP quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay, cụ thể như sau:
Dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay bao gồm:
a) Dịch vụ khai thác nhà ga hành khách;
b) Dịch vụ khai thác khu bay;
c) Dịch vụ khai thác nhà ga, kho hàng hóa;
d) Dịch vụ cung cấp xăng dầu hàng không;
đ) Dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất;
e) Dịch vụ cung cấp suất ăn hàng không;
g) Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện, trang thiết bị hàng không;
h) Dịch vụ kỹ thuật hàng không;
i) Dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không.
Doanh nghiệp được phép thực hiện kinh doanh các dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này sau khi được cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay, trừ trường hợp quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này.
Dịch vụ khai thác khu bay do doanh nghiệp cảng hoặc tổ chức được Bộ Giao thông vận tải giao quản lý kết cấu hạ tầng sân bay cung cấp.
Dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không do lực lượng kiểm soát an ninh hàng không được tổ chức theo quy định tại Điều 195 Luật hàng không dân dụng Việt Nam cung cấp.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Related Articles