Quy định về việc hợp pháp hóa lãnh sự bằng cấp nước ngoài

Hiện nay, số lượng người nước ngoài đến và làm việc và học tập tại Việt Nam đang ngày càng tăng, cùng với đó kéo theo sự mở rộng nhu cầu hợp pháp hóa lãnh sự bằng cấp. Hợp pháp hóa lãnh sự được xem là một thủ tục hành chính thường được sử dụng với chức năng xác nhận giá trị thực của một văn bản được công nước ngoài, kiểm tra tính xác thực của chữ ký trên văn bản và tư cách của người ký văn bản đó. Những năm gần đây, thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự ngày càng được coi trọng và đã được quy định rõ ràng và cụ thể hơn trong các văn bản pháp luật do Việt Nam ban hành. Vậy hợp pháp hóa lãnh sự bằng cấp ở nước ngoài có những quy định gì nổi bật? Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư Bắc Ninh để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Hợp pháp hóa lãnh sự bằng cấp nước ngoài” nhanh chóng, trọn gói của chúng tôi, hy vọng có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định số 111/2011/NĐ-CP
  • Thông tư 157/2016/TT-BTC

Khái niệm về hợp pháp hóa lãnh sự

Theo Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 111/2011/NĐ-CP của Chính phủ: Về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự, thì:

“Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

2. “Hợp pháp hóa lãnh sự” là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam.”

Cơ quan này có thể là:

  • Tại Việt Nam:
    • Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao Việt Nam,
    • Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh, hoặc
  • Tại nước ngoài: Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự ở nước ngoài.

Giấy tờ thường được hợp pháp hóa lãnh sự

Quy định về việc hợp pháp hóa lãnh sự bằng cấp nước ngoài
Quy định về việc hợp pháp hóa lãnh sự bằng cấp nước ngoài

Trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự, thì các giấy tờ sau là các giấy tờ thường cần hợp pháp hóa lãnh sự/chứng nhận lãnh sự để sử dụng tại nước không phải là nước cấp:

  • Bằng cấp và chứng chỉ;
  • Lý lịch tư pháp;
  • Đăng ký kết hôn;
  • Giấy khám sức khỏe

Lưu ý: Có những giấy tờ, tài liệu không được chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự nếu:

  • bị sửa chữa, tẩy xóa nhưng không được đính chính theo quy định pháp luật;
  • giả mạo hoặc được cấp, chứng nhận sai thẩm quyền theo quy định pháp luật.;
  • có chữ ký, con dấu không phải là chữ ký gốc, con dấu gốc;
  • có nội dung xâm phạm lợi ích của Nhà nước Việt Nam.

Hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự/Chứng nhận lãnh sự

Cần chuẩn bị để hợp pháp hóa lãnh sự/chứng nhận lãnh sự, được quy định cụ thể tại Điều 14 và Điều 15 Nghị định 111/2011/NĐ-CP như sau:

“Điều 14. Trình tự, thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự tại Bộ Ngoại giao

1. Người đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự nộp 01 bộ hồ sơ gồm:

a) 01 Tờ khai hợp pháp hóa lãnh sự theo mẫu quy định;

b) Xuất trình bản chính giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp;

c) 01 bản chụp giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện;

d) Giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự, đã được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước ngoài chứng nhận;

đ) 01 bản dịch giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự sang tiếng Việt hoặc tiếng Anh, nếu giấy tờ, tài liệu đó không được lập bằng các thứ tiếng trên;

e) 01 bản chụp các giấy tờ, tài liệu nêu tại điểm d và điểm đ để lưu tại Bộ Ngoại giao.

2. Trường hợp cần kiểm tra tính xác thực của giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự, cán bộ tiếp nhận hồ sơ có thể yêu cầu người đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự xuất trình bổ sung bản chính giấy tờ, tài liệu có liên quan và nộp 01 bản chụp giấy tờ, tài liệu này để lưu tại Bộ Ngoại giao.

3. Bộ Ngoại giao thực hiện việc hợp pháp hóa lãnh sự trên cơ sở đối chiếu con dấu, chữ ký và chức danh trong chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài trên giấy tờ, tài liệu với mẫu con dấu, mẫu chữ ký và chức danh đã được nước đó chính thức thông báo cho Bộ Ngoại giao.

4. Thời hạn giải quyết theo quy định tại khoản 5 Điều 11 Nghị định này.

5. Trường hợp mẫu chữ ký, mẫu con dấu và chức danh của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài quy định tại điểm d khoản 1 Điều này chưa được chính thức thông báo hoặc cần kiểm tra tính xác thực, Bộ Ngoại giao đề nghị cơ quan này xác minh. Ngay sau khi nhận được kết quả xác minh, Bộ Ngoại giao giải quyết hồ sơ và trả kết quả cho đương sự.”

“Điều 15. Trình tự, thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

1. Người đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự nộp 01 bộ hồ sơ gồm:

a) 01 Tờ khai hợp pháp hóa lãnh sự theo mẫu quy định;

b) Xuất trình bản chính giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp;

c) 01 bản chụp giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện;

d) Giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự, đã được chứng nhận bởi Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan có thẩm quyền khác của nước ngoài nơi có Cơ quan đại diện Việt Nam hoặc Cơ quan đại diện Việt Nam kiêm nhiệm;

đ) 01 bản dịch giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự sang tiếng Việt, tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài mà cán bộ tiếp nhận hồ sơ có thể hiểu được, nếu giấy tờ, tài liệu đó không được lập bằng các thứ tiếng trên;

e) 01 bản chụp các giấy tờ, tài liệu nêu tại điểm d và điểm đ để lưu tại Cơ quan đại diện.

2. Trường hợp cần kiểm tra tính xác thực của giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự, cán bộ tiếp nhận hồ sơ có thể yêu cầu người đề nghị hợp pháp hóa xuất trình bổ sung bản chính giấy tờ, tài liệu có liên quan và nộp 01 bản chụp giấy tờ, tài liệu này để lưu tại Cơ quan đại diện.

3. Cơ quan đại diện thực hiện hợp pháp hóa lãnh sự trên cơ sở đối chiếu con dấu, chữ ký, chức danh trong chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài với mẫu con dấu, mẫu chữ ký, chức danh đã được nước đó chính thức thông báo cho Cơ quan đại diện.

4. Thời hạn giải quyết theo quy định tại khoản 5 Điều 11 Nghị định này.

5. Trường hợp mẫu con dấu, mẫu chữ ký và chức danh của cơ quan và người có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự nước ngoài chưa được chính thức thông báo hoặc cần kiểm tra tính xác thực. Cơ quan đại diện đề nghị cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác minh. Ngay sau khi nhận được kết quả xác minh, Cơ quan đại diện giải quyết hồ sơ và trả kết quả cho đương sự.”

Hồ sơ yêu cầu chứng nhận lãnh sự giấy tờ, tài liệu cấp tại Việt Nam để sử dụng tại nước ngoài

  • tờ khai chứng nhận/hợp pháp hoá lãnh sự theo mẫu số LS/HPH-2012/TK hoặc bản in tờ khai hợp pháp hóa lãnh sự online. Xem chi tiết cách điền tờ khai hợp pháp hóa lãnh sự tại đây.
  • Bản chính giấy tờ tùy thân (chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu) đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc bản sao giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện. Giấy tờ này không cần phải chứng thực.
  • Giấy tờ, tài liệu đề nghị được chứng nhận lãnh sự.
  • 01 bản chụp giấy tờ, tài liệu đề nghị được chứng nhận lãnh sự.
  •  01 phong bì có ghi rõ địa chỉ người nhận (nếu hồ sơ gửi qua đường bưu điện và yêu cầu trả kết quả qua đường bưu điện).
  • 01 bản gốc và 01 bản sao giấy tờ liên quan, tài liệu liên quan nếu cần kiểm tra tính xác thực của giấy tờ, tài liệu đề nghị được chứng nhận lãnh sự.

Phí hợp pháp hóa lãnh sự/Chứng nhận lãnh sự

Mức lệ phí hợp pháp hóa lãnh sự và chứng nhận lãnh sự là 30.000 đồng/lần. Phí cấp bản sao giấy tờ, tài liệu là 5.000 đồng/lần.

Lưu ý:

  • Chi phí hợp pháp hóa lãnh sự và chứng nhận lãnh sự được thu bằng đồng Việt Nam (VNĐ),
  • Chi phí này mới chỉ là chi phí từ phía cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Nhưng để sử dụng giấy tờ, tài liệu đó ở Việt Nam/hoặc nước ngoài, thì bạn cần phải thêm chi phí chứng nhận lãnh sự/Hợp pháp hóa lãnh sự tại cơ quan ngoại giao của nước đó. Phí này sẽ khác nhau tùy từng quốc gia.
  • Các giấy tờ sau được miễn phí hợp pháp hóa lãnh sự/chứng nhận lãnh sự:
    • phục vụ trực tiếp cho các hoạt động của các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
    • được miễn thu phí chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết, tham gia hoặc thoả thuận có quy định khác thì được thực hiện theo quy định đó;
    • được miễn thu lệ phí hợp pháp hoá, chứng nhận lãnh sự của các tổ chức, cá nhân nước ngoài trên cơ sở quan hệ ngoại giao “có đi có lại” và các trường hợp đối ngoại khác theo quyết định cụ thể của Bộ Ngoại giao.

Những trường hợp được miễn phí hợp pháp hóa lãnh sự ở Việt Nam

Căn cứ Điều 4 Thông tư 157/2016/TT-BTC thì các trường hợp dưới đây được miễn hợp pháp hóa lãnh sự ở Việt Nam gồm:

“Điều 4. Những trường hợp được miễn nộp phí

1. Trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết, tham gia hoặc thỏa thuận có quy định khác thì được thực hiện theo quy định đó.

2. Miễn thu phí chứng nhận lãnh sự và hợp pháp hóa lãnh sự đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài trên cơ sở quan hệ ngoại giao “theo nguyên tắc có đi có lại”.”

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Luật sư Bắc Ninh sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Hợp pháp hóa lãnh sự bằng cấp nước ngoài” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là đăng ký bản quyền …. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline  0833.102.102. để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp

Hợp pháp hóa tại cơ quan ngoại giao trong nước?

– Cơ quan thực hiện: Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại Giao) hoặc Sở ngoại vụ Hồ Chí Minh
– Thời gian xử lý: Từ 1 ngày làm việc đối với trường hợp dưới 10 giấy tờ. Không quá 5 ngày làm việc đối với trường hợp từ 10 loại giấy tờ trở lên.

Điều kiện nào để hợp pháp lãnh sự?

Ngôn ngữ được sử dụng là tiếng Việt hoặc tiếng Anh.
Giấy tờ, tài liệu đã được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước ngoài chứng nhận.
Tài liệu, giấy tờ nước ngoài cần HPHLS phải còn nguyên vẹn, không bị tẩy xóa, sửa chữa;

Cơ quan nào thực hiện hợp pháp hóa lãnh sự bằng đại học?

Cơ quan có thẩm quyền về hợp pháp hóa lãnh sự/chứng nhận lãnh sự của Việt Nam:
Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao (Hà Nội)
Địa chỉ: 40 Trần Phú, Điện Bàn, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 024 3799 3125
Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ: số 184 bis đường Pasteur, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028 3822 4224
Đại sứ quán/Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại nước ngoài.
Cơ quan có thẩm quyền về hợp pháp hóa lãnh sự/chứng nhận lãnh sự của nước ngoài:
Bộ Ngoại giao của nước ngoài
Đại sứ quán/Tổng Lãnh sự quán nước ngoài tại Việt Nam
Tuỳ từng quốc gia nơi cấp bằng đại học cho bạn mà sẽ có các cơ quan cụ thể khác nhau.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Related Articles

Trả lời