Quy định về đặc khu kinh tế là gì năm 2022?

Đặc khu kinh tế là mô hình phát triển kinh tế được nhiều quốc gia, đặc khu kinh tế cũng đã được rất nhiểu nước áp dụng. Đặc khu kinh tế được sử dụng trên nhiều quốc gia bao gồm rất nhiều tên gọi khác nhau: đặc khu kinh tế, khu vực kinh tế tự do, khu vực công nghiệp tự do,… mục đích của thành lập các đặc khu kinh tế này nhằm đẩy mạnh các hoạt động kinh tế đối ngoại, thu hút nguồn vốn đầu tư và tiếp nhận các công nghệ hiện đại,… Tại Việt Nam có thể thấy hiện nay có ba đặc khu kinh tế bao gồm Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc dự kiến sẽ tạo nên một sức hút cực lớn với những nhà đầu tư trong nước và cả ngoài nước. Hãy tham khảo “Đặc khu kinh tế là gì” dưới đây của chúng tôi, hy vọng được giúp đỡ cho bạn.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đơn vị hành chính đặc biệt 2017

Đặc khu kinh tế là gì?

Quy định về đặc khu kinh tế là gì năm 2022
Quy định về đặc khu kinh tế là gì năm 2022

Hiện nay, vẫn chưa có một định nghĩa cụ thể về đặc khu kinh tế, tuy nhiên, đối với câu trả lời cho đặc khu kinh tế là gì, quý độc giả có thể hiểu một cách ngắn gọn: Đặc khu kinh tế, hay khu kinh tế đặc biệt (SEZ) là một khu vực được luật kinh doanh và thương mại khác với phần còn lại của đất nước. Các SEZ nằm trong biên giới quốc gia và mục tiêu bao gồm tăng cán cân thương mại, việc làm, tăng đầu tư, tạo việc làm và quản trị hiệu quả.

Bên cạnh đó, để khuyến khích các doanh nghiệp thành lập trong khu vực, các chính sách tài chính được đưa ra, những chính sách này thường bao gồm như: đầu tư, thuế, giao dịch, hạn ngạch, hải quan và quy định lao động. Ngoài ra, các công ty có thể được cung cấp các ngày lễ thuế, khi thành lập chính họ trong một khu vực, họ được cấp một khoảng thời gian đánh thuế thấp hơn.

Những vấn đề cơ bản trong dự thảo luật đặc khu kinh tế

Mặc dù chưa được thông qua, tuy nhiên, để hiểu rõ hơn luật đặc khu kinh tế là gì, ta có thể khái quát các vấn đề cơ bản được quy định tại dự thảo luật đặc khu kinh tế. Theo đó, dự thảo Luật đặc khu kinh tế được chia thành 5 chương tương ứng với các vấn đề cụ thể:

Chương I: những quy định chung

Chương II: quy hoạch đặc khu

Chương III: Cơ chế chính sách đặc biệt về phát triển kinh tế – xã hội tại đặc khu

Chương IV: tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương và cơ quan khác của nhà nước ở đặc khu 

Chương V: nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước ở trung ương và chính quyền địa phương ở tỉnh đối với đặc khu

Nhìn chung, xung quanh vấn đề về Luật đặc khu kinh tế ở nước ta còn nhiều tranh luận, vì vậy cho đến hiện nay, dự thảo luật này vẫn chưa được thông qua. Cụ thể: 

  • Dự thảo Luật Đặc khu đã được Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ học thứ 4 (tháng 10/2017), được tiếp thu chỉnh lí và trình tiếp vào kì họp thứ 5.
  • Tuy nhiên, ngày 9 tháng 6 năm 2018, Chính phủ Việt Nam thông báo đã đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam lùi việc thông qua Dự án Luật Đặc khu sang kì họp thứ 6 Quốc hội khóa 14 (tháng 10.2018) để có thêm thời gian nghiên cứu.
  • Ngày 11 tháng 6 năm 2018, Quốc hội cho ý kiến về việc rút nội dung biểu quyết thông qua Dự án Luật Đặc khu, kết quả biểu quyết 423 đại biểu tán thành rút trong tổng số 432 đại biểu tham gia biểu quyết

Một số loại đặc khu kinh tế điển hình

Cảng tự do và khu mậu dịch tự do

Cảng tự do là một cảng mà ở đó tất cả hoặc hầu hết các hàng hóa nước ngoài có thể xuất, nhập vào cảng mà không phải chịu bất cứ một loại thuế nào. Các cảng tự do thường có điều kiện bến bãi và vị trí thuận lợi, mục tiêu phát triển và chức năng hoạt động của nó kết hợp chặt chẽ với vai trò tập trung, giải tán của bản thân các cảng khẩu, nhằm thu hút và khuyến khích hàng hóa nước ngoài thực hiện chuyển khẩu qua nó. Hiện nay các cảng tự do như Hamburg ở Đức, Copenhagen của Đan Mạch, Dunkerque của Pháp, Singapore hay đặc khu hành chính Hồng Kong của Trung Quốc đều là những cảng tự do nổi tiếng của thế giới.

Khu mậu dịch tự do là hình thái phát triển cao hơn của cảng tự do, vì thế, về cơ bản nó giống với cảng tự do, nhưng phạm vi hoạt động của nó mở rộng đến các vùng lận cận.

Khu mậu dịch tự do thông thường được chia làm hai loại: Loại thứ nhất bao gồm cả hải cảng và thành phố cảng, mà Hồng Kong là một ví dụ cụ thể. Loại thứ hai chỉ gồm hải cảng hoặc một bộ phận của thành phố cảng, có người gọi đó là “khu cảng tự do”, ví dụ như khu mậu dịch tự do Hamburg của Đức. Khu này là một bộ phận của thành phố Hamburg, diện tích của nó chỉ khoảng 5,6 dặm vuông.

Khu miễn thuế

Khu miễn thuế còn được gọi là Kho miễn thuế, là khu vực và kho bãi đặc biệt do hải quan lập ra hoặc được hải quan cho phép thành lập. Hàng hóa từ nước ngoài có thể xuất và nhập vào khu miễn thuế mà không phải nộp thuế.

Ngoài ra, các thương nhân còn có thể tiến hành lưu kho, sửa chữa, phân loại, triển lãm, gia công và chế tạo đối với hàng hóa của mình ngay trong khu. Tuy nhiên, khi hàng hóa từ khu miễn thuế vào thị trường trong nước thì cũng phải làm thủ tục hải quan và nộp thuế nhập khẩu. Ở các nước tư bản chủ nghĩa như Nhật, Hà Lan, khu miễn thuế đóng vai trò tương tự như cảng tự do và khu mậu dịch tự do, chỉ khác ở chỗ phạm vi địa lý của nó tương đối nhỏ.

Khu gia công xuất khẩu

Khu gia công xuất khẩu là hình thức mới của đặc khu kinh tế, được xây dựng và phát triển tại một số nước và khu vực đang phát triển trong giai đoạn thập niên 60 và 70 của thế kỷ XX. Khu gia công xuất khẩu chính là hình thức kết hợp giữa khu mậu dịch tự do và khu công nghiệp, vì vậy, nó là đặc khu kinh tế công nghiệp – mậu dịch, mang đủ cả hai chức năng sản xuất công nghiệp và mậu dịch xuất khẩu. Mục đích chủ yếu của nước chủ nhà khi xây dựng khu gia công xuất khẩu là thu hút đầu tư nước ngoài, nhập thiết bị và kỹ thuật tiên tiến, mở rộng công nghiệp gia công xuất khẩu, tăng thu ngoại tê, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế khu vực theo xu hướng “hướng ra bên ngoài”.

Khu công nghiệp khoa học

Khu công nghiệp khoa học hay còn gọi là Khu khoa học công nghiệp, Khu công nghiệp nghiên cứu khoa học hay Khu công nghệ cao. Mục đích của việc thành lập mô hình đặc khu kinh tế này là đẩy nhanh việc nghiên cứu kỹ thuật mới và những thành quả ứng dụng của nó, phục vụ cho sự nghiệp hiện đại hóa nền công nghiệp của khu vực hoặc của quốc gia, đồng thời phục vụ cho mục đích khai thác mở rộng thị trường quốc tế. Một số khu công nghiệp cao có ảnh hưởng lớn trên thế giới là Khu công nghiệp Cambridge của Anh, Khu công nghiệp Tân Trúc của Đài Loan – Trung Quốc.

Khu biên giới tự do và khu quá cảnh

Khu biên giới tự don còn gọi là Khu vực mậu dịch tự do, được xây dựng trên một khu đất thuộc một thành phố hoặc tỉnh nào đó. Dựa trên những biện pháp ưu đãi của khu mậu dịch tự do và khu gia công xuất khẩu, trong khu biên giới tự do cũng thi hành việc giảm thuế hoặc miễn thuế đối với những máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và hàng tiêu dùng sử dụng trong khu nhằm thu hút đầu tư từ cả trong và ngoài nước. Không giống với khu gia công xuất khẩu, hàng hóa nước ngoài sau khi được gia công chế tạo thì được sử dụng ngay trong khu biên giới tự do, chỉ xuất khẩu một lượng nhỏ. Vì vậy, mục đích của việc xây dựng khu biên giới tự do là thu hút đầu tư phát triển kinh tế của vùng biên giới. Tuy nhiên có một số quốc gia đã quy định thời hạn được ưu đãi hoặc dần dần rút lại những ưu đãi đó, thậm chí là xóa bỏ khu biên giới tự do sau khi năng lực sản xuất ở các vùng biên giới đã phát triển. Chính vì lý do này mà hình thức khu biên giới tự do ít được ứng dụng tại các nước.

Khu quá cảnh hay còn gọi là Khu mậu dịch trung chuyển, là một số cảng biển, cảng sông hoặc thành phố biên giới do một số nước ven biển xây dựng trên cơ sở các hiệp định song phương để làm nơi trung chuyển tự do cho hàng hóa quá cảnh, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu với các chế độ ưu đãi như: đơn giản hóa các thủ tục hải quan khi quá cảnh, miễn thuế hoặc chỉ thu một khoản phí quá cảnh rất nhỏ.

Đặc khu kinh tế tổng hợp

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, đặc biệt là sự phát triển của tài chính mậu dịch quốc tế và giao lưu kinh tế kỹ thuật quốc tế, đặc khu kinh tế đã xuất hiện xu thế phát triển theo hướng tổng hợp. Một số đặc điểm cơ bản của đặc khu kinh tế tổng hợp là: quy mô lớn, phạm vi kinh doanh rộng, là khu vực kinh tế đặc biệt nhiều ngành nghề, đa chức năng. Đặc khu kinh tế loại này không chỉ chú trọng công nghiệp xuất khẩu và ngoại thương, mà đồng thời nó còn chú trọng đến các ngành nông- lâm- ngư nghiệp, du lịch, dịch vụ, tài chính, ngân hàng, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông và một số ngành khác.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Luật sư Bắc Ninh sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Đặc khu kinh tế là gì” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là bồi thường thu hồi đất, hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất, hợp đồng chuyển nhượng nhà đất, tư vấn đặt cọc đất, trích lục quyết định ly hôn, nguyên tắc chia di sản thừa kế theo pháp luật… Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp

Đặc khu kinh tế mang lại những lợi ích gì?

Các đặc khu kinh tế sau khi được thành lập sẽ mang lại một số lợi ích sau:
– Giúp thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại;
– Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
–  Thu hút trực tiếp vốn đầu tư quốc tế;
–  Tiếp cận được kinh nghiệm quản lý kinh tế tiên tiến và công nghệ hiện đại;
–  Chi phí xuất nhập khẩu được giảm bớt;
–  Tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế.

Có bao nhiêu đặc khu kinh tế ở Việt Nam?

Hiện Việt Nam có 3 đặc khu kinh tế lớn bao gồm: Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc. Theo như ước tính từ Bộ Tài Chính, 3 đề án về đặc khu kinh tế này sẽ cần khoảng 70 tỉ USD, trong đó Vân Đồn cần 270.000 tỉ đồng (từ 2018 – 2030), Bắc Vân Phong là 400.000 tỉ đồng (từ 2019 – 2025) Phú Quốc 900.000 tỉ đồng (2016 – 2030). Tổng số ước tính ra tiền Việt sẽ khoảng 1.57 triệu tỉ đồng cho cả 3 đặc khu kinh tế này của Việt Nam.

Đặc khu kinh tế có những khó khăn gì?

Trong những năm gần đây Việt Nam có dự kiến xây dựng ba đặc khu kinh tế đó là:
– Đặc khu kinh tế Vân Đồn;
– Đặc khu kinh tế Phú Quốc;
– Đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong.
Ba đặc khu kinh tế được nhà nước chú trọng và quan tầm từ 20 năm trước. Với kỳ vọng lớn lao, đây cũng là những bước thí điểm đầu tiên mang lại đột phá cho ngành công nghiệp trong nước.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu đãi của đặc khu kinh tế cũng có những khó khăn. Vậy khó khăn của đặc khu kinh tế là gì, cụ thể như:
– Tạo môi trường không bình đẳng cho các khu công nghiệp trong nước;
– Tạo hệ lụy không mong muốn đối với môi trường và các chuản mực môi trường;
– Huy động nguồn vốn để xây dựng cở sở hạ tầng là không nhỏ;
– Phân mảnh môi trường pháp quy, tạo hiệu ứng nghịch mang lại bất lợi ví dụ như việc phụ thuộc quá mức vào các ưu đãi thuế.
Chính vì những khó khăn này, cùng với hệ thống pháp luật nước ta chưa có sự đồng nhât nên dự thảo  Luật đặc khu kinh tế của Việt Nam được tạm dừng vào năm 2018. Cùng với đó là các hạng mục hỗ xây dựng cơ sở hạ tầng tại 3 địa điểm trên đã được phê duyệt tạm dừng hoạt động.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Related Articles

Trả lời