Quy định về bảo lãnh vay vốn năm 2022

Bảo lãnh vay vốn được mọi người hiều là cam kết của bên bảo lãnh với bên nhận được bảo lãnh của việc sẽ trả nợ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ trả nợ khi bên nhận được bảo lãnh vay. Nghĩa vụ trả nợ vẫn sẽ phải thuộc về bên vay nhưng nếu bên vay không có đủ khả năng trả nợ thì bên thế chấp tài sản (bên bảo lãnh) sẽ có trách nhiệm phải trả nợ thay bên vay. Hãy tham khảo “Bão lãnh vay vốn” nhanh chóng, trọn gói của chúng tôi, hy vọng được giúp đỡ cho bạn.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Dân sự 2015
  • Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi bổ sung năm 2017

Khái niệm về về bảo lãnh vay vốn

Căn cứ Điều 292 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như sau:

“Điều 292. Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:

1. Cầm cố tài sản.

2. Thế chấp tài sản.

3. Đặt cọc.

4. Ký cược.

5. Ký quỹ.

6. Bảo lưu quyền sở hữu.

7. Bảo lãnh.

8. Tín chấp.

9. Cầm giữ tài sản.”

Bảo lãnh được định nghĩa cụ thể tại Khoản 1 Điều 335 Bộ luật Dân sự như sau:

“Điều 335. Bảo lãnh

1. Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

2. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.”

Dựa vào quy định này, có thể hiểu bảo lãnh vay vốn gồm các đặc điểm sau đây:

– Là sự thoả thuận của các bên gồm bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh (thường là ngân hàng hoặc công ty tài chính…) và bên được bảo lãnh (người vay vốn).

– Nội dung thoả thuận: Bên bảo lãnh cam kết trả nợ thay cho bên vay nếu đến hạn thanh toán nợ gốc và lãi với ngân hàng mà người vay chưa trả được nợ.

– Phạm vi bảo lãnh: Một phần hoặc toàn bộ khoản vay của người vay tiền. Trong đó bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại (nếu có), tiền lãi chậm trả…

Bên bảo lãnh thường sử dụng tài sản của mình (nhà, đất hoặc ô tô…) để thế chấp cho bên vay vay tiền từ ngân hàng. Nghĩa vụ trả nợ vẫn thuộc về bên vay nhưng nếu bên vay không có khả năng trả nợ thì bên thế chấp tài sản (bên bảo lãnh) sẽ có trách nhiệm phải trả nợ thay bên vay.

Đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng

– Là một giao dịch thương mại (hay hành vi thương mại) đặc thù.

– Hoạt động bảo lãnh ngân hàng bao giờ cũng do chủ thể đặc biệt là tổ chức tín dụng (trong đó chủ yếu là các ngân hàng ) thực hiện.

– Trong bảo lãnh ngân hàng, tổ chức tín dụng không chỉ có tư cách là người bảo lãnh (giống như bất kỳ người bảo lãnh nào trong bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ dân sự) mà còn có thêm tư cách của một nhà kinh doanh ngân hàng.

– Giao dịch bảo lãnh ngân hàng có mục đích và hệ quả tạo lập hai hợp đồng, gồm hợp đồng dịch vụ bảo lãnh và hợp đồng bảo lãnh/cam kết bảo lãnh. Hai hợp đồng này tuy có mối quan hệ nhân quả với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau nhưng vẫn độc lập với nhau về cả phương diện chủ thể cũng như phương diện quyền, nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể.

– Giao dịch bảo lãnh ngân hàng không phải là giao dịch hai bên hay ba bên mà là một giao dịch kép.

– Bảo lãnh ngân hàng là giao dịch được xác lập và thực hiện dựa trên chứng từ. tính chất chứng từ của bảo lãnh ngân hàng thể hiện ở chỗ, khi tổ chức tín dụng phát hành cam kết bảo lãnh (thư bảo lãnh) cũng như khi người nhận bảo lãnh thực hiện quyền yêu cầu hay khi tổ chức tín dụng bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ của người bảo lãnh ,các chủ thể này đều bắt buộc phải thiết lập bằng văn bản.

Quy định pháp luật về bảo lãnh vay vốn

Quy định về bảo lãnh vay vốn năm 2022
Quy định về bảo lãnh vay vốn năm 2022

Bảo lãnh vay vốn thuộc loại bảo lãnh phổ biến, đơn giản nhất.

Các pháp nhân và cá nhân sau đây có thể bảo lãnh cho cá nhân, pháp nhân vay vốn của tổ chức tín dụng hoặc của cá nhân, pháp nhân khác:

Thứ nhất, các ngân hàng;

Thứ hai, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng;

Thứ ba, Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bảo lãnh để vay vốn, cho doanh nghiệp vay vốn đầu tư cho cơ sở vật chất – kỹ thuật hoạt động giải mã công nghệ, tổ chức, cá nhân thực hiện việc giải mã công nghệ: (Điểm a khoản 5 Điều 35 Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017; khoản 3 Điều 14 và khoản 1 Điều 17 Nghị định số 13/2019/NĐ-CP)

Thứ tư, Chính phủ bảo lãnh cho doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư, với những điều kiện như sau: (Điều 5 Nghị định số 91/2018/ NĐ-CP)

– Có tư cách pháp nhân, được thành lập hợp pháp tại Việt Nam và có thời gian hoạt động liên tục ít nhất 03 năm trước ngày nộp hồ sơ đề nghị phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh, đề nghị cấp bảo lãnh;

– Không bị lỗ trong 03 năm liền kề gần nhất theo báo cáo kiểm toán, trừ các khoản lỗ do thực hiện chính sách của Nhà nước được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

– Không có nợ quá hạn tại thời điểm đề nghị cấp bảo lãnh, gồm nợ quá hạn vói cơ quan cho vay lại, nợ quá hạn với Quỹ tích lũy trả nợ, nợ quá hạn vối bên cho vay đối với các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh và nợ quá hạn với các tổ chức tín dụng khác;

– Có phương án tài chính dự án khả thi được Bộ Tài chính thẩm định và báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định;

– Có tỷ lệ vốh chủ sở hữu tham gia dự án tối thiểu 20% tổng mức đầu tư của dự án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kèm theo kế hoạch bố trí vốn chủ sỗ hữu cụ thể theo tiến độ thực hiện dự án;

– Trong trường hợp phát hành trái phiếu, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện về phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Thứ năm, đối tượng được bảo lãnh thực hiện dự án đầu tư vay vốn được Chính phủ bảo lãnh có trách nhiệm mở một tài khoản dự án tại một ngân hàng để phản ánh các hoạt động rút vốh vay, tiếp nhận vốh phát hành trái phiếu, trả nợ (gốc, lãi, phí); tiếp nhận vốn góp, doanh thu từ dự án đầu tư.

Thứ sáu, Quỹ bảo lãnh tín dụng là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách do ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là ủy ban nhân dân cấp tỉnh) thành lập, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, bảo toàn và phát triển vốh; thực hiện chức năng cấp bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Quỹ bảo lãnh tín dụng hoạt động theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vôn điều lệ; (Điều 23 Nghị định số 91/2018/NĐ-CP; khoản 1 Điều 2 Nghị định số 34/2018/NĐ-CP và Thông tư sô’ 57/2019/ TT-BTC)

Quỹ bảo lãnh tín dụng cấp bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa có tiềm năng phát triển nhưng chưa đủ điều kiện tiếp cận tín dụng ngân hàng, vay vốh để đầu tư, sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực được ưu tiên cấp tín dụng theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các lĩnh vực hoặc dự án thuộc lĩnh vực xíu tiên phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương trong từng thời kỳ.

Quỹ bảo lãnh tín dụng xem xét cấp bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tối đa bằng 100% giá trị khoản vay (bao gồm cả vốn lưu động và vốn trung, dài hạn) tại tổ chức cho vay. Cán cứ vào tính khả thi, mức độ rủi ro của doanh nghiệp, dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh và khả năng tài chính của Quỹ, Quỹ bảo lãnh tín dụng xem xét, quyết định cụ thể mức bảo lãnh cho doanh nghiệp. (Điều 15 và Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 34/2018/ NĐ-CP)

Bảo lãnh của Quỹ bảo lãnh tín dụng bao gồm một trong các trường hợp sau đây: (khoản 2 Điều 17 Nghị định sô’ 34/2018/ NĐ-CP)

Trách nhiệm khi bảo lãnh cho vay ngân hàng

Căn cứ theo Điều 335 và Điều 336 của Bộ luật dân sự 2015 có định nghĩa bảo lãnh như sau:

“Điều 335: Bảo lãnh

1. Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

2. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.”

“Điều 336: Phạm vi bảo lãnh

1. Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh.

2. Nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, lãi trên số tiền chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

3. Các bên có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

4. Trường hợp nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ phát sinh trong tương lai thì phạm vi bảo lãnh không bao gồm nghĩa vụ phát sinh sau khi người bảo lãnh chết hoặc pháp nhân bảo lãnh chấm dứt tồn tại.”

“Điều 342.Trách nhiệm dân sự của bên bảo lãnh

1. Trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ đó.

2. Trường hợp bên bảo lãnh không thực hiện đúng nghĩa vụ bảo lãnh thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh thanh toán giá trị nghĩa vụ vi phạm và bồi thường thiệt hại.”

Tùy vào hợp đồng bảo lãnh để xác định thời hạn cũng như phạm vi chịu trách nhiệm đối với nghĩa vụ bảo lãnh. Trong trường hợp không có thỏa thuận cụ thể thì phải chịu trách nhiệm với phần gốc và cả phần lãi của nghĩa vụ vay tiền nói trên. Việc ngân hàng liên hệ yêu cầu thực hiện nghĩa vụ thay là hoàn toàn chính xác.Phải có nghĩa vụ thanh toán đầy đủ cho ngân hàng các khoản tiền gốc và tiền lãi của hợp đồng vay trên khi hợp đồng đó đến hạn thực hiện mà bên được bảo lãnh ( là ông chú hàng xóm ) không thực hiện hợp đồng

Sau khi đã thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho bên nhận bảo lãnh thì theo quy định tại Điều 340 Bộ luật dân sự 2015

“Điều 340.Quyền yêu cầu của bên bảo lãnh

Bên bảo lãnh có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi nghĩa vụ bảo lãnh đã thực hiện, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Như vậy, sau khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của mình, có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ hoàn trả lại cho mình khoản tiền mà bạn đã trả thay. Quan hệ về bảo lãnh được điều chỉnh theo quy định của Bộ luật dân sự. Nếu muốn đòi lại tiền do đã thực hiện việc trả nợ cho ông chú theo hợp đồng bảo lãnh thì có thể kiện đòi lại tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự. Các giấy tờ bạn cần chuẩn bị cho việc khởi kiện bao gồm:

– Đơn khởi kiện

– Hợp đồng bảo lãnh của bạn với ngân hàng

– Giấy tờ, chứng từ chứng minh bạn đã thanh toán các trách nhiệm đến hạn cho người được bảo lãnh

– Các tài liệu và giấy tờ khác có liên quan.

Sau đó anh nộp đơn khởi kiện tại địa chỉ thường trú củai người được bảo lãnh.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Luật sư Bắc Ninh sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Bão lãnh vay vốn” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tra cứu thông tin quy hoạch …. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp

Bảo lãnh người khác vay vốn thì có phải trả nợ thay không?

– Theo Điều 342 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về trách nhiệm dân sự của bên bảo lãnh như sau:
+ Trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ đó.
+ Trường hợp bên bảo lãnh không thực hiện đúng nghĩa vụ bảo lãnh thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh thanh toán giá trị nghĩa vụ vi phạm và bồi thường thiệt hại.
– Theo khoản 2 Điều 335 Bộ luật Dân sự 2015 thì các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Từ các quy định trên, bên bảo lãnh sẽ có nghĩa vụ trả nợ thay cho bên được bảo lãnh nếu thuộc các trường hợp sau:
– Trường hợp có thỏa thuận về việc bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ.
– Trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
* Theo khoản 2 Điều 21 Thông tư 07/2015/TT-NHNN về thời hạn thực hiện bảo lãnh như sau:
Chậm nhất sau 5 ngày làm việc kể từ ngày bên bảo lãnh nhận được văn bản yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh hợp lệ theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Thông tư 07/2015/TT-NHNN thì:
– Bên bảo lãnh có trách nhiệm thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết đối với bên nhận bảo lãnh, đồng thời hạch toán ghi nợ vào tài khoản cho vay bắt buộc số tiền đã trả thay cho bên được bảo lãnh và thông báo cho bên được bảo lãnh biết. 
– Bên được bảo lãnh có nghĩa vụ hoàn trả đầy đủ số tiền bên bảo lãnh đã trả thay và số tiền lãi theo quy định tại khoản 3 Điều 21 Thông tư 07/2015/TT-NHNN.

Các trường hợp bên bảo lãnh được miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh gồm những gì?

Điều 341 Bộ luật Dân sự có liệt kê các trường hợp bên bảo lãnh được miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh gồm:
– Bên nhận bảo lãnh (ngân hàng) miễn việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh (trả nợ thay) cho bên bảo lãnh.
– Miễn bảo lãnh trong trường hợp có nhiều người cùng bảo lãnh cho cùng một người: Chỉ một trong số những người cùng bảo lãnh được miễn nghĩa vụ bảo lãnh còn những người còn lại vẫn phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của mình.
– Một trong các bên bảo lãnh miễn cho bên bảo lãnh nghĩa vụ với người này: Người bảo lãnh vẫn phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh với các bên bảo lãnh khác.

Các loại bảo lãnh ngân hàng gồm những gì?

Phân loại theo phương thức phát hành:
Bảo lãnh trực tiếp
Bảo lãnh gián tiếp
Bảo lãnh được xác nhận
Đồng bảo lãnh
Phân loại theo hình thức sử dụng:
Bảo lãnh có điều kiện
Bảo lãnh vô điều kiện
Phân loại theo mục đích sử dụng:
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
Bảo lãnh thanh toán
Bảo lãnh đảm bảo hoàn trả vốn vay (Bảo lãnh vay vốn)
Bảo lãnh dự thầu
Bảo lãnh đảm bảo hoàn trả tiền ứng trước
Bảo lãnh bảo hành hay bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm theo hợp đồng
Bảo lãnh miễn khấu trừ giá trị hoá đơn
Các loại bảo lãnh khác:
Thư tín dụng dự phòng (L/C)
Bảo lãnh thuế quan
Bảo lãnh hối phiếu
Bảo lãnh phát hành chứng khoán

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Related Articles

Trả lời