Mẫu giấy ủy quyền giải quyết tai nạn giao thông mới năm 2023

Ủy quyền được xem là giải pháp khi cá nhân, tổ chức không thể tự mình thực hiện công việc, giao dịch. Nói chung, ủy quyền là một thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền sẽ được yêu cầu thực hiện công việc thay mặt cho bên ủy quyền. Nói chung, ủy quyền là một thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền sẽ được yêu cầu thực hiện công việc thay mặt cho bên ủy quyền. Bạn đọc có thể tham khảo “Mẫu giấy ủy quyền giải quyết tai nạn giao thông mới năm 2023” trong bài viết dưới đây của Luật sư Bắc Giang để tìm hiểu thêm nhé!

Giải quyết tai nạn giao thông có được ủy quyền cho người khác không?

Giải quyết tai nạn giao thông là một trong những trường hợp có thể ủy quyền cho người khác thay mặt người bị tai nạn để cộng tác với các bên trong việc giải quyết hậu quả của vụ tai nạn giao thông. Căn cứ theo Khoản 1 Điều 19 Thông tư 63/2020/TT-BCA Quy định trình tự điều tra, giải quyết tai nạn giao thông của Cảnh sát giao thông do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Quy định về giải quyết tai nạn giao thông theo thủ tục hành chính như sau:

Giải quyết vụ tai nạn giao thông theo thủ tục hành chính

Căn cứ vào hồ sơ, tài liệu của hoạt động điều tra, xác minh, cán bộ Cảnh sát giao thông báo cáo lãnh đạo có thẩm quyền để giải quyết vụ tai nạn giao thông như sau:

Mời các bên liên quan hoặc đại diện hợp pháp của họ đến trụ sở đơn vị để thông báo kết quả điều tra, xác minh (kết luận nguyên nhân, diễn biến vụ tai nạn giao thông, xác định lỗi của những người có liên quan trong vụ tai nạn giao thông và hình thức xử lý vi phạm hành chính), đồng thời lập Biên bản giải quyết vụ tai nạn giao thông theo mẫu số 15/TNĐB ban hành theo Thông tư này. Lập

Biên bản vi phạm hành chính (nếu có) theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính;

Nếu một trong các bên liên quan đến vụ tai nạn giao thông vắng mặt có lý do chính đáng, thì phải lập biên bản ghi nhận việc vắng mặt và hẹn thời gian đến giải quyết.

Do đó, khi có tai nạn giao thông, cơ quan công an sẽ mời các bên liên quan hoặc đại diện hợp pháp của họ đến trụ sở đơn vị để thông báo kết quả điều tra, xác minh về nguyên nhân, lỗi của người liên quan và hình thức xử lý vi phạm hành chính

Trong đó, đại diện hợp pháp có thể là đại diện theo ủy quyền hoặc theo pháp luật (gồm các hình thức: Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật) được quy định tại Điều 135 Bộ luật Dân sự 2015.

Mẫu giấy ủy quyền giải quyết tai nạn giao thông mới năm 2023

Tải xuống mẫu giấy ủy quyền giải quyết tai nạn giao thông mới

Hướng dẫn cách soạn giấy ủy quyền

  • Giấy ủy quyền cũng tương tự các loại đơn từ và giấy tờ khác, biểu mẫu này cũng được trình bày trang trọng. Giấy bao gồm các phần quốc hiệu, tên loại giấy tờ, nội dung trình bày.
  • Về phần quốc hiệu và tên giấy tờ, đây là phần quan trọng luôn xuất hiện ở bất kỳ loại văn bản pháp lý nào. Tùy vào loại giấy tờ, người soạn phải lựa chọn mẫu phù hợp.
  • Về người ủy quyền, người soạn phải cung cấp đầy đủ thông tin như Họ tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân (CMND), ngày cấp và quốc tịch.
  • Về người được ủy quyền, cũng tương tự như người ủy quyền, người soạn phải cung cấp đầy đủ thông tin trên.
  • Đối với phần nội dung, người soạn phải trình bày được nội dung vụ việc ủy quyền, cũng như ghi rõ giấy ủy quyền có giá trị từ khi nào.

Cần lưu ý những gì khi lập giấy ủy quyền giải quyết tai nạn giao thông?

Cần lưu ý khi làm văn bản ủy quyền phải có dấu xác nhận chữ ký của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc xác nhận của tổ chức hành nghề công chứng.

Trong văn bản ủy quyền cần ghi cụ thể thông tin của người ủy quyền và người được ủy quyền và cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • Giấy ủy quyền nộp phạt vi phạm giao thông có dấu xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú hoặc phải được công chứng theo quy định của pháp luật;
  • Biên bản xử phạt vi phạm giao thông;
  • Bản sao chứng thực Giấy CMND/CCCD của người ủy quyền;
  • Bản chính CMND/CCCD của người được ủy quyền;

Nội dung ủy quyền thì cần ghi cụ thể về cơ quan giải quyết nhận ủy quyền, phạm vi giải công việc được ủy quyền, thời hạn cũng như thù lao về thực hiện công việc ủy quyền.

Thủ tục công chứng giấy ủy quyền giải quyết tai nạn giao thông

Theo Luật Công chứng 2014 quy định về thủ tục công chứng giấy ủy quyền giải quyết tai nạn giao thông cụ thể như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền ở đây có thể là văn phòng công chứng hoặc Ủy ban nhân dân nơi mình sinh sống.

Bước 2: Thực hiện công chứng:

Công chứng viên kiểm tra giấy tờ, hồ sơ và thụ lý, ghi vào sổ công chứng.

Công chứng viên giải thích cho người yêu cầu công chứng về nội dung, phạm vi, quyền, nghĩa vụ… trong hợp đồng/giấy uỷ quyền.

Công chứng viên kiểm tra dự thảo hoặc soạn thảo dự thảo giấy uỷ quyền/hợp đồng ủy quyền và đưa cho các bên tự đọc lại hoặc đọc cho các bên nghe.

Khi người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung thì ký vào từng trang trong hợp đồng, văn bản trước sự chứng kiến của công chứng viên.

Người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính các giấy tờ, tài liệu để công chứng viên đối chiếu.

Bước 3: Công chứng viên ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng, đóng dấu giáp lai (nếu hợp đồng/giấy uỷ quyền có từ 02 trang trở lên).

Bước 4: Người yêu cầu nộp phí công chứng và thù lao công chứng theo quy định

Người ủy quyền và được ủy quyền nhận bản chính giấy uỷ quyền/hợp đồng ủy quyền đã được công chứng

Công chứng viên giữ lại 01 bản hợp đồng/giấy ủy quyền để lưu hồ sơ.

Bước 5: Thời gian giải quyết

Hai ngày làm việc kể từ ngày công chứng viên nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ hoặc nội dung phức tạp thì không quá 10 ngày.

Tuy nhiên, nếu không có vấn đề khác thì thường sẽ công chứng ngay sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Bước 6: nộp lệ phí

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ:

Luật sư Bắc Ninh đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mẫu giấy ủy quyền giải quyết tai nạn giao thông mới năm 2023”. Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến Bồi thường thu hồi đất. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp:

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tai nạn giao thông?

Tất cả các vụ tai nạn giao thông xảy ra phải được điều tra, giải quyết nhanh chóng, kịp thời, chính xác, khách quan, toàn diện; các cơ quan, đơn vị tiếp nhận, xử lý tin báo về tai nạn giao thông phải khẩn trương cử cán bộ đến hiện trường để giải quyết theo quy định pháp luật.
Lực lượng Cảnh sát giao thông phải phối hợp chặt chẽ với các lực lượng khác trong Công an nhân dân khi điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông bảo đảm tập trung, thống nhất theo chỉ đạo của Thủ trưởng Công an các cấp. Cơ quan, đơn vị, cá nhân cấp dưới chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông của cấp trên; cá nhân chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng đơn vị và trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.
Không được lợi dụng, lạm dụng công tác điều tra, giải quyết tai nạn giao thông để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Chi phí phải nộp khi công chứng giấy uỷ quyền giải quyết tai nạn là bao nhiêu?

Phí công chứng giấy uỷ quyền là 20.000 đồng/trường hợp; hợp đồng uỷ quyền là 50.000 đồng/trường hợp (theo Điều 4 Thông tư số 257/2016/TT-BTC).
Ngoài ra, các bên còn có thể phải nộp thù lao công chứng theo thoả thuận với tổ chức hành nghề công chứng nhưng không vượt quá mức trần thu lao do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
Phí chứng thực hợp đồng uỷ quyền là 50.000 đồng/hợp đồng; chứng thực chữ ký trong giấy uỷ quyền là 10.000 đồng/trường hợp theo Điều 4 Thông tư 256/2016/TT-BTC.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Related Articles