Dịch vụ tư vấn đăng ký lại khai sinh tại Bắc Ninh năm 2023

Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi người dân Việt Nam. Theo quy định của pháp luật về hộ tịch hiện nay, mọi hồ sơ, giấy tờ của mỗi cá nhân có nội dung liên quan đến họ như chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán;… sẽ đều phải trùng khớp với Giấy khai sinh của người đó. Chính vì thế, tính chính xác về mặt thông tin được khai trên giấy khai sinh là điều rất quan trọng. Nhưng, nếu như vì lý do nào đó mà người dân làm mất nó thi sẽ phải đi đăng ký lại. Trong thực tiễn đời sống, chuyện phát sinh trường hợp mà cá nhân thực hiện đăng ký lại giấy khai sinh không còn hiếm gặp nữa. Khi làm thất lạc thì lúc này, người có nhu cầu làm lại loại giấy quan trọng này cần biết rõ về pháp luật khi đăng ký lại giấy khai sinh. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư Bắc Ninh để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Giải thể công ty tại Bắc Ninh” nhanh chóng, trọn gói của chúng tôi, hy vọng có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Hộ tịch 2014
  • Nghị định 123/2015/NĐ-CP

Khái niệm về giấy khai sinh

Theo Khoản 6 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014 quy định như sau:

“Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

6. Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh; nội dung Giấy khai sinh bao gồm các thông tin cơ bản về cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này.”

Và cũng theo Điều 6 Nghị định 123/2015/NĐ-CP cũng quy định giá trị pháp lý của giấy khai sinh như sau:

“Điều 6. Giá trị pháp lý của Giấy khai sinh

1. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân.

2. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó.

3. Trường hợp nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấy khai sinh của người đó thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh.”

Do đó, có thể thấy, giấy khai sinh là một trong những giấy tờ hộ tịch gốc của một cá nhân, quy định các thông tin cơ bản của công dân như năm sinh, giới tính, họ tên, dân tộc, quốc tịch.

Điều kiện để cấp lại giấy khai sinh

Căn cứ quy định tại Điều 24 của Nghị định số 123/2015/NĐ-CP quy định:

“Điều 24. Điều kiện đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử

1. Việc khai sinh, kết hôn, khai tử đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại.

2. Người yêu cầu đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử có trách nhiệm nộp đầy đủ bản sao giấy tờ, tài liệu có nội dung liên quan đến việc đăng ký lại.

3. Việc đăng ký lại khai sinh, kết hôn chỉ được thực hiện nếu người yêu cầu đăng ký còn sống vào thời điểm tiếp nhận hồ sơ.”

Như vậy, cá nhân được quyền yêu cầu đăng ký lại giấy khai sinh khi bản chính giấy khai sinh bị mất. Ngoài ra, vấn đề đăng ký lại giấy khai sinh chỉ đặt ra khi người yêu cầu còn sống vào thời điểm nộp hồ sơ. Bên cạnh đó, việc cấp lại còn phải tuân thủ các điều kiện về hồ sơ, thủ tục dưới đây.

Quy trình thực hiện thủ tục đăng ký lại giấy khai sinh tại Bắc Ninh

Dịch vụ tư vấn đăng ký lại khai sinh tại Bắc Ninh
Dịch vụ tư vấn đăng ký lại khai sinh tại Bắc Ninh

Hồ đăng ký lại giấy khai sinh

Theo quy định tại Khoản 1Điều 26 Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì hồ sơ đăng ký lại khai sinh gồm các giấy tờ sau:

“Điều 26. Thủ tục đăng ký lại khai sinh

1. Hồ sơ đăng ký lại khai sinh gồm các giấy tờ sau đây:

a) Tờ khai theo mẫu quy định, trong đó có cam đoan của người yêu cầu về việc đã đăng ký khai sinh nhưng người đó không lưu giữ được bản chính Giấy khai sinh;

b) Bản sao toàn bộ hồ sơ, giấy tờ của người yêu cầu hoặc hồ sơ, giấy tờ, tài liệu khác trong đó có các thông tin liên quan đến nội dung khai sinh của người đó;

c) Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh là cán bộ, công chức, viên chức, người đang công tác trong lực lượng vũ trang thì ngoài các giấy tờ theo quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này phải có văn bản xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị về việc những nội dung khai sinh của người đó gồm họ, chữ đệm, tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha – con, mẹ – con phù hợp với hồ sơ do cơ quan, đơn vị đang quản lý.”

Mẫu tờ khai đăng ký lại khai sinh

Thủ tục làm lại giấy khai sinh tại Bắc Ninh

Bước 1: Công dân nộp hồ sơ theo quy định tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả;

Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ và ghi giấy biên nhận, hẹn ngày trả kết quả, luân chuyển hồ sơ đến bộ phận chuyên môn thẩm định;

Bước 3: Cán bộ thụ lý hồ sơ tiến hành thẩm định hồ sơ:

– Trường hợp hồ sơ, không đáp ứng yêu cầu, thông báo cho tổ chức, cá nhân về việc hồ sơ không đủ điều kiện giải quyết (trong thời hạn không quá 01 ngày, nêu rõ lý do).

– Trường hợp hồ sơ cần giải trình và bổ sung thêm, thông báo cho tổ chức, cá nhân về việc bổ sung hồ sơ (trong thời hạn không quá 01 ngày kể từ ngày viết giấy biên nhận và hẹn trả kết quả).

– Trường hợp, đạt yêu cầu tiến hành bước tiếp theo

Bước 4: Công chức Tư pháp thực hiện việc đăng ký lại khai sinh theo quy địnhham mưu Chủ tịch UBND ký Giấy khai sinh

Bước 5: Lãnh đạo UBND cấp xã ký duyệt kết quả cho tổ chức công dân;

Bước 6: Cán bộ TP-HT Bộ phận Tiếp niếp nhận kết quả, vào sổ, phát hành văn bản và trả cho tổ chức/công dân, lưu hồ sơ theo dõi, nhận và trả kết quả.

Thời gian làm lại đăng ký khai sinh tại Bắc Ninh

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 26 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 26. Thủ tục đăng ký lại khai sinh

2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, công chức tư pháp – hộ tịch kiểm tra, xác minh hồ sơ. Nếu việc đăng ký lại khai sinh là đúng theo quy định của pháp luật thì công chức tư pháp – hộ tịch thực hiện đăng ký lại khai sinh như trình tự quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch.

Nếu việc đăng ký lại khai sinh được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã không phải là nơi đã đăng ký khai sinh trước đây thì công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân nơi đăng ký khai sinh trước đây kiểm tra, xác minh về việc lưu giữ sổ hộ tịch tại địa phương.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Ủy ban nhân dân nơi đã đăng ký khai sinh trước đây tiến hành kiểm tra, xác minh và trả lời bằng văn bản về việc còn lưu giữ hoặc không lưu giữ được sổ hộ tịch.”

Từ ngày tiếp nhận đầy đủ hồ sơ công chức hộ tịch sẽ kiểm tra và xác minh hồ sơ trong thời gian là 05 ngày làm việc. Sau khi xem xét nếu việc đăng ký khai sinh là đúng theo quy định của pháp luật thì công chức hộ tịch sẽ thực hiện đăng ký lại khai sinh theo quy định của Luật Hộ tịch.

Thẩm quyền đăng ký lại giấy khai sinh tại Bắc Ninh

Căn cứ theo Điều 25 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về thâem quyền đăng ký lại giấy khai sinh như sau:

“Điều 25. Thẩm quyền đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử

1. Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh, kết hôn trước đây hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người yêu cầu thường trú, thực hiện đăng ký lại khai sinh, kết hôn.

2. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký khai tử trước đây thực hiện đăng ký lại khai tử.”

Lệ phí làm lại giấy khai sinh tại Bắc Ninh

Theo Thông tư 250/2016/TT-BTC có quy định về lệ phí hộ tịch:
Lệ phí hộ tịch là khoản thu đối với người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các công việc về hộ tịch theo quy định của pháp luật.
Lệ phí hộ tịch đối với việc đăng ký hộ tịch tại từng cấp quản lý như sau:

  • Đối với việc đăng ký hộ tịch tại Ủy ban nhân dân cấp xã, gồm: Khai sinh (bao gồm: đăng ký khai sinh không đúng hạn, đăng ký lại khai sinh, đăng ký khai sinh cho người đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân); khai tử (bao gồm: đăng ký khai tử không đúng hạn, đăng ký lại khai tử); kết hôn (đăng ký lại kết hôn); nhận cha, mẹ, con; thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi cư trú ở trong nước; bổ sung hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước; cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; xác nhận hoặc ghi vào sổ hộ tịch các việc hộ tịch khác; đăng ký hộ tịch khác.
  • Đối với việc đăng ký hộ tịch tại Ủy ban nhân dân cấp huyện, gồm: Khai sinh (bao gồm: đăng ký khai sinh đúng hạn, không đúng hạn, đăng ký lại khai sinh, đăng ký khai sinh cho người đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân); khai tử (bao gồm: đăng ký khai tử đúng hạn, không đúng hạn, đăng ký lại khai tử); kết hôn (bao gồm: đăng ký kết hôn mới, đăng ký lại kết hôn); giám hộ, chấm dứt giám hộ; nhận cha, mẹ, con; thay đổi, cải chính hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước; xác định lại dân tộc; thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch có yếu tố nước ngoài; ghi vào sổ hộ tịch việc hộ tịch của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài; đăng ký hộ tịch khác.

Tùy thuộc vào điều kiện thực tế của địa phương mà quy định mức thu cho phù hợp, nhưng phải đảm bảo nguyên tắc miễn lệ phí hộ tịch theo quy định tại Điều 11 Luật hộ tịch trong những trường hợp sau:

  • Đăng ký hộ tịch cho người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật.
  • Đăng ký khai sinh đúng hạn, khai tử đúng hạn; đăng ký giám hộ, chấm dứt giám hộ; đăng ký kết hôn của công dân Việt Nam cư trú ở trong nước, thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã; đăng ký khai sinh đúng hạn, khai tử đúng hạn, đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài thực hiện tại Ủy ban hân dân cấp xã ở khu vực biên giới.

Do đó, lệ phí đăng ký lại khai sinh phụ thuộc vào điều kiện thực tế của địa phương. Ở thành phố Hà Nội thì theo Nghị quyết20/2016/NQ-HĐND quy định mức lệ phí đăng ký lại khai sinh là 5.000đồng/1 việc tại UBND cấp xã, 50.000 đồng/1 việc tại UBND cấp huyện. Miễn thu lệ phí cho người thuộc gia đình có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, người khuyết tật.

Dịch vụ tư vấn đăng ký lại khai sinh của Luật sư Bắc Ninh

Ưu điểm từ dịch vụ tư vấn đăng ký lại khai sinh của Luật sư Bắc Ninh mang lại cho khách hàng

1.Sử dụng dịch vụ của Luật sư ; chúng tôi đảm bảo sẽ giúp bạn thực hiện khâu chuẩn bị hồ sơ hiệu quả, đúng pháp luật. Bạn không cần phải tự thực hiện chuẩn bị giấy tờ.

2. Sử dụng dịch vụ tư vấn đăng ký lại khai sinh của Luật sư Bắc Ninh sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian. Bạn sẽ không phải tốn thời gian để chuẩn bị hồ sơ; nộp hồ sơ hay nhận kết quả thụ lý. Những công đoạn đó, chúng tôi sẽ giúp bạn thực hiện ổn thỏa.

3. Chi phí dịch vụ là điều mà khách hàng quan tâm. Nhưng, bạn đừng lo lắng, vì mức giá mà chúng tôi đưa ra đảm bảo phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Giúp bạn có thể tiết kiệm tối đa chi phí khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.

Tại sao nên chọn dịch vụ tư vấn đăng ký lại khai sinh của Luật sư Bắc Ninh

Dịch vụ chính xác, nhanh gọn: Khi sử dụng dịch vụ tư vấn đăng ký lại khai sinh Luật sư Bắc Ninh sẽ thực hiện nhanh chóng có kết quả quý khách hàng sẽ thực hiện các công việc của mình nhanh hơn.

Đúng thời hạn: Với phương châm “đưa Luật sư đến ngay tầm tay bạn“; chúng tôi đảm bảo dịch vụ luôn được thực hiện đúng thời hạn. Quyền và lợi ích của khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu.

Chi phí: Chi phí dịch vụ của Luật sư Bắc Ninh có tính cạnh tranh cao; tùy vào tính chất vụ việc cụ thể. Mức giá chúng tôi đưa ra đảm bảo khiến khách hàng hài lòng

Bảo mật thông tin khách hàng: Mọi thông tin cá nhân của khách hàng Luật Sư Bắc Ninh sẽ bảo mật 100%.

Video Luật sư Bắc Ninh giải đáp về đăng ký lại khai sinh

Video Luật sư Bắc Ninh giải đáp về đăng ký lại khai sinh

Thông tin liên hệ

Luật sư Bắc Ninh sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Đăng ký lại khai sinh tại Bắc Ninh” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là bồi thường thu hồi đất, hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất, hợp đồng chuyển nhượng nhà đất, tư vấn đặt cọc đất, trích lục quyết định ly hôn, nguyên tắc chia di sản thừa kế theo pháp luật Giá thu hồi đất … Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Câu hỏi thường gặp

Làm lại giấy khai sinh trong trường hợp nào?

Hiện nay, không có quy định về việc cấp lại bản chính Giấy khai sinh mà khi mất, tùy trường hợp người bị mất Giấy khai sinh có thể xin cấp bản sao trích lục hộ tịch hoặc đăng ký lại việc khai sinh.
Trường hợp 1: Mất Giấy khai sinh nhưng vẫn còn thông tin trong Sổ hộ tịch
Theo đó, khi bị mất bản chính Giấy khai sinh, bạn cần làm thủ tục cấp bản sao trích lục hộ tịch về việc đăng ký khai sinh.
Cụ thể, bạn nộp hồ sơ tại cơ quan đã thực hiện đăng ký khai sinh cho bạn lúc trước. Hồ sơ gồm:
– Tờ khai cấp bản sao trích lục hộ tịch;
– Xuất trình bản chính một trong các giấy tờ: Hộ chiếu, CMND, thẻ Căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng.
Sau khi nhận được yêu cầu, cơ quan đang lưu trữ Sổ gốc Sổ đăng ký khai sinh trước đây sẽ cấp bản sao trích lục Giấy khai sinh cho bạn. Bản sao có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.
Và bản sao trích lục Giấy khai sinh có giá trị thay cho bản chính trong các giao dịch.
Trường hợp 2: Đăng ký lại khai sinh
Nếu bạn đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau theo Điều 26 Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh lại:
– Đã đăng ký khai sinh trước ngày 01/01/2016;
– Sổ hộ tịch và bản chính Giấy khai sinh đều bị mất.

Nội dung của mẫu đơn đăng ký lại khai sinh yêu cầu phải gồm những gì?

Mục “Kính gửi”: Ghi rõ tên cơ quan đăng ký lại khai sinh như phần thẩm quyền (Ví dụ: Ủy ban nhân dân phường/xã X quận/huyện Y, thành phố/tỉnh Z).
Mục “họ, chữ đệm, tên”: Ghi bằng chữ in hoa, có dấu
Mục “Giấy tờ tùy thân”: Ghi thông tin về giấy tờ tùy thân của người đi đăng ký, ghi rõ số, cơ quan cấp, ngày cấp hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế.
Mục “Nơi cư trú”: Ghi theo địa chỉ đăng ký thường trú; nếu không có nơi đăng ký thường trú thì ghi theo địa chỉ đăng ký tạm trú; trường hợp không có nơi đăng ký thường trú và nơi đăng ký tạm trú thì ghi theo địa chỉ đang sinh sống.
Mục “Quan hệ với người được khai sinh”: Ghi rõ mối quan hệ. Nếu là tự mình đi đăng ký khai sinh lại thì ghi “bản thân”. Tương tự, nếu là bố đẻ, mẹ đẻ,… thì cũng ghi rõ.
Mục “Nơi sinh”: Trường hợp sinh tại cơ sở y tế thì ghi rõ tên cơ sở y tế và địa danh hành chính nơi sinh ra (Ví dụ: Trạm y tế xã A, địa chỉ: Thôn 1, xã A, huyện B, tỉnh C):
Trường hợp sinh ra ngoài cơ sở y tế thì ghi địa danh của 03 cấp hành chính (xã, huyện, tỉnh)
Trường hợp không rõ nơi sinh đầy đủ thì chi ghi địa danh hành chính cấp tỉnh.
Mục “Đã đăng ký khai sinh tại… theo Giấy khai sinh…”: Ghi tên cơ quan đã đăng ký khai sinh trước đây, số, ngày, tháng, năm cấp Giấy khai sinh trước đây (nếu có bản sao Giấy khai sinh).
Mục “Lý do đăng ký lại”: Nêu cụ thể lý do đăng ký lại.

Đăng ký lại khai sinh mà không có giấy tờ chứng minh quan hệ thì làm thế nào?

Tại Khoản 4 Điều 9 Thông tư 04/2020/TT-BTP, có quy định:
Trường hợp giấy tờ của người yêu cầu đăng ký lại khai sinh không có thông tin chứng minh quan hệ cha, mẹ, con thì cơ quan đăng ký hộ tịch có văn bản đề nghị cơ quan công an có thẩm quyền xác minh.
Trường hợp cơ quan công an trả lời không có thông tin thì cơ quan đăng ký hộ tịch cho người yêu cầu đăng ký lại khai sinh lập văn bản cam đoan về thông tin của cha, mẹ theo quy định tại Điều 4, Điều 5 Thông tư này và xác định nội dung khai sinh theo văn bản cam đoan.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Related Articles

Trả lời