Thủ tục đăng ký mã số mã vạch tại Bắc Ninh năm 2023

Nhiều người thắc mắc mã vạch trên hàng hóa có tác dụng gì? Có thể hiểu đơn giản, mỗi sản phẩm sẽ có một mã vạch khác nhau. Mã vạch đó gắn lên hàng hóa nhằm mục đích kiểm soát, phân loại hàng hóa hiệu quả hơn. Người quản lý chỉ cần thao tác quét mã vạch là có thể biết được loại hàng hóa nào, giá tiền bao nhiêu,… ngoài ra mã vạch còn có công dụng là xác định được đó là hàng giả hay hàng thật, từ đó có thể giải quyết, xử lý nhanh chóng các hành vi gian lận trong mua bán hàng hóa. Vậy thủ tục đăng ký mã số mã vạch tại Bắc Ninh như thế nào? Thành phần hồ sơ bao gồm những gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để biết thêm thông tin nhé!

Tầm quan trọng của đăng ký mã số mã vạch

Đăng ký mã số mã vạch được gắn lên hàng hoá giúp việc kiểm kê, phân loại hàng hoá tốt hơn, tránh gian lận, giúp phân biệt hàng thật hàng giả…

Lợi ích mang lại khi sử dụng dịch vụ đăng ký mã số mã vạch đó là:

  • Tăng năng suất:  nhanh chóng tính tiền, làm hóa đơn phục vụ khách hàng;
  • Tiết kiệm: Sử dụng ít nhân lực và tốn ít thời gian trong khâu kiểm kê, tính toán;

Thành phần hồ sơ đăng ký mã số mã vạch tại Bắc Ninh

Hồ sơ thực hiện đăng ký mã số mã vạch bao gồm:

  • 02 Bản đăng ký sử dụng mã số mã vạch (theo mẫu);
  • 02 Bản đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng mã số mã vạch (theo mẫu);
  • 01 Bản sao có chứng thực Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Các văn bản khác, tùy vào trường hợp cụ thể.

Khách hàng soạn hồ sơ với đầy đủ những giấy tờ nêu trên, sau đó nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng hay qua các cơ quan tiếp nhận hồ sơ là Trung tâm Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam, Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng.

Khi hồ sơ được tiếp nhận và thẩm định, 02 ngày sau khách hàng sẽ được cấp mã số doanh nghiệp tạm thời, sau 20 ngày sẽ được cấp Giấy chứng nhận sử dụng mã số mã vạch.

Lưu ý: Khi doanh nghiệp đăng ký sử dụng mã doanh nghiệp cấp cho trên 1.000 dưới 10.000 loại sản phẩm (mã DN 8 chữ số) thì yêu cầu thêm công văn đề nghị cấp mã DN 8 chữ số (nêu lý do cần sử dụng loại mã này) và có công văn đề nghị gửi Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

Thủ tục đăng ký mã số mã vạch tại Bắc Ninh
Thủ tục đăng ký mã số mã vạch tại Bắc Ninh

Quy trình đăng ký mã vạch tại Bắc Ninh như thế nào?

Đăng ký mã vạch tại Bắc Ninh được chia làm các bước sau:

  • Bước 1: Đăng ký sử dụng Mã doanh nghiệp GS1
  • Bước 2: Cấp mã số
  • Bước 3: Chọn phương pháp in mã vạch
  • Bước 4: Chọn môi trường quét chính
  • Bước 5: Chọn mã vạch
  • Bước 6: Chọn cỡ mã vạch
  • Bước 7: Định dạng phần văn bản của mã vạch
  • Bước 8: Chọn màu mã vạch
  • Bước 9: Chọn điểm đặt mã vạch
  • Bước 10: Thiết lập kế hoạch chất lượng mã vạch

Dịch vụ đăng ký mã vạch nhanh chóng hiệu quả của Luật sư Bắc Ninh

  • Tư vấn miễn phí về điều kiện sử dụng và thủ tục đăng ký mã số mã vạch tại Bắc Ninh;
  • Soạn thảo toàn bộ hồ sơ và tiến hành nộp hồ sơ Đăng ký mã số mã vạch;
  • Theo dõi tiến trình xử lý và thông báo kết quả hồ sơ đã nộp;
  • Tiến hành nộp phí cấp mới và phí duy trì sử dụng năm đầu tiên tại thời điểm thực hiện hợp đồng cấp mã số mã vạch;
  • Nhận kết quả và bàn giao cho khách hàng;

Ngoài việc thực hiện dịch vụ trên, sau khi thanh lý hợp đồng, Luật sư Bắc Ninh vẫn tiếp tục hỗ trợ cho khách hàng:

  • Cung cấp văn bản pháp luật miễn phí và thường xuyên
  • Dành ưu đãi cho dịch vụ tiếp theo mà khách hàng sử dụng;
  • Cung cấp các dịch vụ liên quan như: đăng ký bảo hộ thương hiệu, xin cấp các loại giấy phép con…

Luật sư Bắc Ninh đều có thể hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp làm dịch vụ trọn gói với chi phí hợp lý nhất. Khi sử dụng dịch vụ đăng ký của công ty, tổ chức, doanh nghiệp không phải lo ngại về chất lượng dịch vụ bởi công ty chúng tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc đăng ký mã vạch.

Cùng với đó là đội ngũ chuyên viên tư vấn am hiểu pháp luật, tận tâm, tận tình. Vì thế không có lý do gì tổ chức, doanh nghiệp lại không lựa chọn sử dụng dịch vụ của chúng tôi. Sử dụng dịch vụ của Luật sư Bắc Ninh, chúng tôi sẽ thay mặt tổ chức, doanh nghiệp thực hiện các công việc sau:

  • Tư vấn miễn phí về quy định pháp luật có liên quan, tư vấn chọn loại hình, số lượng mã vạch phù hợp với doanh nghiệp.
  • Trực tiếp soạn hồ sơ và nộp hồ sơ, theo dõi tiến trình xử lý hồ sơ và thông báo cho doanh nghiệp.
  • Nhận kết quả và gửi trực tiếp tận tay đến quý khách hàng
Thủ tục đăng ký mã số mã vạch tại Bắc Ninh
Thủ tục đăng ký mã số mã vạch tại Bắc Ninh

Kinh nghiệm đăng ký mã số mã vạch

Lợi ích sử dụng mã số mã vạch

  • Phục vụ bán hàng tự động;
  • Phục vụ quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh;
  • Phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa;

Các loại mã số, mã vạch tiêu chuẩn quốc tế

  • Mã EAN-13, gồm 13 chữ số và Mã EAN-8 (rút gọn), gồm 8 chữ số: ứng dụng trên các sản phẩm bán lẻ.
  • Mã thùng EAN (DUN-14), gồm 14 chữ số: ứng dụng trong việc phân phối, vận chuyển, lưu kho.
  • Mã địa điểm GLN, mã số container vận chuyển SSCC: ứng dụng cho nghiệp vụ giao vận…

Sử dụng mã doanh nghiệp GS1

  • Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 10 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 100 số vật phẩm): 500.000đ/năm.
  • Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 9 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 1.000 số vật phẩm): 800.000đ/năm.
  • Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 8 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 10.000 số vật phẩm): 1.500.000đ/năm.
  • Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 7 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 100.000 số vật phẩm): 2.000.000đ/năm.

Video giải đáp thắc mắc 893 là mã vạch của quốc gia nào?

Thủ tục đăng ký mã số mã vạch tại Bắc Ninh

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Vấn đề Thủ tục đăng ký mã số mã vạch tại Bắc Ninh đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư Bắc Ninh luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Chia nhà đất sau ly hôn vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102.. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện. 

Câu hỏi thường gặp

Trình tự đăng ký sử dụng mã số, mã vạch như thế nào?

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng mã số, mã vạch nộp hồ sơ đăng ký sử dụng mã số mã vạch tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
Bước 2: Xử lý hồ sơ
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức thẩm định hồ sơ:
– Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thường trực về mã số, mã vạch thông báo cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ để sửa đổi, bổ sung;
– Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ và tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đóng các khoản phí theo quy định, trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thường trực về mã số, mã vạch có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận mã số mã vạch.
Thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận không quá 03 năm kể từ ngày cấp.
Bước 3: Trả kết quả
Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.

Quy định xử phạt không đóng phí duy trì mã số mã vạch như thế nào?

Căn cứ Điều 32 Nghị định 119/2017/NĐ-CP, khoản 55, khoản 56 Điều 2 Nghị định 126/2021/NĐ-CP, khoản 2 Điều 5 Nghị định 126/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về sử dụng mã số mã vạch như sau:
“1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không đăng ký lại với cơ quan có thẩm quyền khi có sự thay đổi về tên gọi, địa chỉ giao dịch trên giấy phép kinh doanh hoặc không thông báo bằng văn bản khi giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch bị mất hoặc hỏng;
1a. Không thực hiện đóng phí duy trì sử dụng mã số mã vạch đúng quy định.
a) Phạt tiền từ 1 đến 3 lần số tiền phí duy trì sử dụng mã số mã vạch. Mức phạt tối đa là 50.000.000 đồng.
b) Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc nộp phí duy trì sử dụng mã số mã vạch đúng quy định.
b) Sử dụng mã số mã vạch khi giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch hết hiệu lực;
c) Không xuất trình được văn bản hợp pháp chứng minh về quyền sử dụng mã số mã vạch khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
d) Không khai báo và cập nhật danh mục các mã số thương phẩm toàn cầu (GTIN) và mã số địa điểm toàn cầu (GLN) được sử dụng cho cơ quan có thẩm quyền;
e) Khai báo thông tin về mã số mã vạch trên cơ sở dữ liệu mã số mã vạch quốc gia không đúng với thông tin thực tế thương phẩm sử dụng mã GTIN hoặc địa điểm sử dụng mã GLN thể hiện hoặc sử dụng mã truy vết, thẻ, tem, nhãn hoặc định dạng bằng một phương thức thích hợp để cung cấp thông tin nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa nhưng không có dữ liệu hoặc có dữ liệu nhưng nội dung, dữ liệu không đúng quy định, hoặc thực hiện gắn thẻ, tem, nhãn hoặc định dạng bằng một phương thức thích hợp để thể hiện cung cấp thông tin nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa nhưng không khai báo, cập nhật thông tin đúng quy định về việc thể hiện hình thức, nội dung thẻ, tem, nhãn, định dạng bằng một phương thức thích hợp.”
Như vậy, nếu không thực hiện đóng phí duy trì mã số mã vạch thì sẽ bị phạt tiền từ 1 đến 3 lần số tiền phí duy trì sử dụng mã số mã vạch. Mức phạt tối đa là 50.000.000 đồng. Buộc nộp phí duy trì sử dụng mã số mã vạch đúng quy định. Lưu ý mức phạt này áp dụng cho tổ chức vi phạm, nếu cá nhân vi phạm mức phạt sẽ bằng 1/2 (khoản 2 Điều 3 Nghị định này).

Có thể làm giả mã vạch không?

Có thể làm giả mã vạch. Các đối tượng làm giả mã vạch để các sản phẩm hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng được lưu hành với sản phẩm thật, qua mắt người tiêu dùng và cơ quan chức năng. Công nghệ làm giả mã vạch ngày càng tinh vi và khó phát hiện. Cách thức đơn giản nhất là sao chép mã Barcode từ sản phẩm gốc rồi dán lên sản phẩm giả.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Related Articles

Trả lời