Thủ tục xin giấy phép quảng cáo phòng khám năm 2023
Hiện nay, khi nhu cầu khám chữa bệnh của người dân tăng cao, số lượng phòng khám đa khoa tư nhân ngày càng nhiều, mang đến cho người bệnh nhiều lựa chọn hơn. Để đảm bảo bệnh nhân biết và tận dụng các ưu đãi tư vấn và điều trị, các phòng khám thực hiện nhiều biện pháp quảng cáo khác nhau. Xin giấy phép quảng cáo cũng là bước đi chuyên nghiệp đúng đắn để phòng khám xây dựng hình ảnh, thương hiệu trên thị trường và thu hút sự chú ý của khách hàng một cách bền vững và hiệu quả. Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm về thủ tục xin giấy phép quảng cáo phòng khám năm 2023 trong bài viết sau đây của Luật sư Bắc Ninh.
Tại sao phải xin giấy phép phòng khám?
Việc xin giấy phép quảng cáo phòng khám y tế là cần thiết để đảm bảo tính hợp pháp, trung thực của thông tin cung cấp cho khách hàng. Trong lĩnh vực y tế, thông tin quảng cáo phải chính xác, đầy đủ để tránh gây nhầm lẫn hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng. Bằng cách nộp đơn xin giấy phép quảng cáo, bạn xác nhận rằng việc phát sóng hoặc đăng quảng cáo của bạn đã được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra và phê duyệt.
Thứ nhất, đối với cơ quan nhà nước thì đây là cơ sở để quản lý hoạt động quảng cáo của Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, phòng khám, buộc Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, phòng khám phải quảng cáo tuân thủ pháp luật mới được cấp phép. Đồng thời còn phục vụ cho công tác thanh tra, hậu kiểm cũng như xử phạt nếu Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, phòng khám vi phạm.
Thứ hai, đối với người khám bệnh, chữa bệnh: thì đây là cơ sở để người tiêu dùng xác nhận nội dung quảng cáo đã được phê duyệt, không trái pháp luật. Từ đó giúp người đến khám bệnh, chữa bệnh yên tâm hơn khi lựa chọn của Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, phòng khám.
Thứ ba, đối với Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, phòng khám: Thì đây là thủ tục bắt buộc và là trách nhiệm của Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, phòng khám. Có giấy phép sẽ đảm bảo nội dung quảng cáo đúng quy định, được người khám bệnh, chữa bệnh tin tưởng. Ngoài ra, xin giấy phép quảng cáo và thực hiện đúng các quy định về quảng cáo giúp Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, phòng khám không phải chịu các chế tài xử phạt do quảng cáo không phép.
Điều kiện xin giấy phép phòng khám
Giấy phép quảng cáo phòng khám là giấy tờ bắt buộc để phòng khám thực hiện việc quảng cáo phòng khám theo quy định của pháp luật. Quảng cáo là một trong những hình thức truyền thông quan trọng, phổ biến và hiệu quả nhằm thông tin tới đông đảo người dân về các dịch vụ của phòng khám. Vì vậy, khi xin giấy phép quảng cáo cho phòng khám, bạn phải tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành, từ quá trình thực hiện đến chuẩn bị hồ sơ.
Điều kiện chung để xác nhận nội dung quảng cáo
Về nội dung:
Nội dung quảng cáo phải bảo đảm đúng các quy định của pháp luật về quảng cáo, không có hành vi bị cấm quy định tại Điều 8 của Luật quảng cáo, cụ thể:
1. Quảng cáo những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bị cấm quảng cáo theo quy định tại Điều 7 của Luật quảng cáo như: Thuốc lá; Rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên; Thuốc kê đơn; Các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục….
2. Quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh, quốc phòng.
3. Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.
4. Quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội.
5. Quảng cáo gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm đối với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Đảng kỳ, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, lãnh tụ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
6. Quảng cáo có tính chất kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc, xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo, định kiến về giới, về người khuyết tật.
7. Quảng cáo xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân.
8. Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.
9. Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố.
10. Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác.
11. Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
12. Quảng cáo có nội dung cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
13. Quảng cáo vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ.
14. Quảng cáo tạo cho trẻ em có suy nghĩ, lời nói, hành động trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục; gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, an toàn hoặc sự phát triển bình thường của trẻ em.
15. Ép buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo hoặc tiếp nhận quảng cáo trái ý muốn.
16. Treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng.
Về hình thức
a) Tiếng nói, chữ viết, hình ảnh trong quảng cáo phải bảo đảm ngắn gọn, thông dụng, đúng quy định tại Điều 18 của Luật quảng cáo như sau:
Trong các sản phẩm quảng cáo phải có nội dung thể hiện bằng tiếng Việt, trừ những trường hợp sau:
- Nhãn hiệu hàng hoá, khẩu hiệu, thương hiệu, tên riêng bằng tiếng nước ngoài hoặc các từ ngữ đã được quốc tế hoá không thể thay thế bằng tiếng Việt;
- Sách, báo, trang thông tin điện tử và các ấn phẩm được phép xuất bản bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài; chương trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài.
Trong trường hợp sử dụng cả tiếng Việt, tiếng nước ngoài trên cùng một sản phẩm quảng cáo thì khổ chữ nước ngoài không được quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt và phải đặt bên dưới chữ tiếng Việt; khi phát trên đài phát thanh, truyền hình hoặc trên các phương tiện nghe nhìn, phải đọc tiếng Việt trước tiếng nước ngoài.
b) Cỡ chữ nhỏ nhất trong nội dung quảng cáo phải bảo đảm tỷ lệ đủ lớn để có thể đọc được trong điều kiện bình thường và không được nhỏ hơn tỷ lệ tương đương cỡ chữ Vntime hoặc Times New Roman 12 trên khổ giấy A4.
Điều kiện riêng đối với xác nhận nội dung quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh
1. Phải đủ điều kiện quảng cáo quy định tại Điểm e Khoản 4 Điều 20 của Luật quảng cáo, cụ thể như sau:
a) Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
b) Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với người hành nghề mà pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh quy định bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề.
2. Nội dung quảng cáo phải theo đúng quy định tại Điều 9 Nghị định số 181/2013/NĐ-CP như sau:
a) Nội dung quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phải phù hợp với Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
b) Quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phải có các nội dung sau đây:
- Tên, địa chỉ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi được cấp phép hoạt động;
- Phạm vi hoạt động chuyên môn kỹ thuật chính ghi trong Giấy phép hoạt động hoặc Chứng chỉ hành nghề đã được cơ quan có thẩm quyền về y tế cấp phép.
3. Có đủ hồ sơ theo quy định tại Điều 19 Thông tư 19/2015/TT-BYT.
4. Đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo là đơn vị đứng tên trên giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc đơn vị có tư cách pháp nhân được đơn vị đứng tên trên giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền bằng văn bản.
Thủ tục xin giấy phép quảng cáo phòng khám năm 2023
Giấy phép quảng cáo phòng khám do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho phòng khám nhằm xác nhận hoạt động của phòng khám tuân thủ các quy định của pháp luật và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động quảng cáo kinh doanh dịch vụ cho phòng khám. văn bản cấp cho tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh. Đây là cơ sở để quy định hoạt động quảng cáo của các phòng khám, phòng khám, buộc các phòng khám, phòng khám phải quảng cáo và xin phép theo quy định của pháp luật. Đồng thời, họ còn đóng vai trò quản lý, theo dõi và xử lý trong trường hợp cơ sở điều trị, phòng khám xét nghiệm vi phạm.
Hồ sơ có các giấy tờ sau đây:
Văn bản đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo theo quy định tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này 09/2015/TT-BYT;
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, phòng khám hoặc giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài;
Nội dung đề nghị xác nhận quảng cáo:
- Nếu quảng cáo trên báo nói, báo hình thì phải có 01 bản ghi nội dung quảng cáo dự kiến trong đĩa hình, đĩa âm thanh, file mềm kèm theo 03 bản kịch bản dự kiến quảng cáo, trong đó miêu tả rõ nội dung, phương tiện dự kiến quảng cáo, phần hình ảnh (đối với báo hình), phần lời, phần nhạc;
- Nếu quảng cáo trên các phương tiện quảng cáo không phải báo nói, báo hình thì phải có 03 bản ma-két nội dung dự kiến quảng cáo in mầu kèm theo file mềm ghi nội dung dự kiến quảng cáo;
- Nếu quảng cáo thông qua hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện: Ngoài các tài liệu quy định tại điểm này phải có các tài liệu: mẫu quảng cáo sử dụng trong chương trình đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt còn hiệu lực (trong trường hợp mẫu quảng cáo đã được duyệt nội dung), chương trình có ghi rõ tên nội dung báo cáo, thời gian (ngày/tháng/năm), địa điểm tổ chức (địa chỉ cụ thể); nội dung bài báo cáo và tài liệu trình bày, phát cho người dự; bảng kê tên, chức danh khoa học, trình độ chuyên môn của báo cáo viên (Báo cáo viên phải có bằng cấp chuyên môn, trình độ phù hợp với lĩnh vực sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo. Đối với quảng cáo thuốc: báo cáo viên phải có bằng cấp chuyên môn về dược. Đối với quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh: báo cáo viên phải có bằng cấp chuyên môn về y phù hợp. Đối với quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm: báo cáo viên phải có bằng cấp chuyên môn về y dược hoặc lĩnh vực liên quan từ đại học trở lên).
Mẫu nhãn sản phẩm hoặc mẫu nhãn sản phẩm đã được cơ quan y tế có thẩm quyền chấp thuận trong trường hợp pháp luật quy định nhãn sản phẩm phải được cơ quan y tế có thẩm quyền duyệt.
Các bước thủ tục xin giấy phép quảng cáo phòng khám như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin xác nhận nội dung quảng cáo
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gửi hồ sơ đăng ký quảng cáo trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh về Cục quản lý khám chữa bệnh.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ xin giấy phép quảng cáo phòng khám
Cục quản lý khám chữa bệnh tiếp nhận và gửi Phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đề nghị
Bước 3: Thẩm định hồ sơ xin giấy phép quảng cáo phòng khám
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Y tế sẽ xem xét thẩm định hồ sơ
- Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Sở Y tế phải có văn bản thông báo cho cơ sở xin cấp giấy phép hoàn chỉnh hồ sơ. Thời gian giải quyết thủ tục sẽ tính từ ngày nhận đủ hồ sơ bổ sung.
- Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ, Sở Y tế cấp giấy tiếp nhận nội dung quảng cáo trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh cho cơ sở.
- Trường hợp không cấp, Sở Y tế phải có văn bản trả lời và nêu lý do.
Bước 4: Trả văn bản tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo cho cơ sở
Đơn vị, cá nhân đăng ký quảng cáo được quyền quảng cáo theo đúng nội dung đã đăng ký sau 10 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Giấy tiếp nhận hồ sơ nếu cơ quan tiếp nhận hồ sơ không có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung.
Mời bạn xem thêm:
- Mẫu hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại quy định chi tiết 2022
- Xuất hóa đơn hoàn phí bảo hiểm theo quy định chi tiết
- Xuất hóa đơn hoàn phí bảo hiểm theo quy định chi tiết
Thông tin liên hệ:
Luật sư Bắc Ninh đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Thủ tục xin giấy phép quảng cáo phòng khám năm 2023”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến Hợp thửa đất. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp:
Theo quy định tại Điều 12, thông tư 09/2015-TT/BYT về thẩm quyền cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo có quy định:
Cục Quản lý khám, chữa bệnh cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bằng phương pháp y học hiện đại của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế cấp giấy phép hoạt động, phê duyệt danh mục chuyên môn kỹ thuật;
Theo quy định tại Nghị định 28/2017/NĐ-CP đối với hành vi quảng cáo không xin phép của phòng khám, cở khám bệnh, chữa bệnh thì sẽ bị xử lý vi phạm hành chính
Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo theo quy định.
Ngoài ra còn áp dụng một số hinh phạt bổ sung như: buộc tháo dỡ, chấm dứt, xóa quảng cáo