Mẫu đơn xin điều chuyển công tác năm 2023

Điều chuyển công tác được hiểu đơn giản là người lao động sẽ được chuyển sang làm việc ở một địa điểm mới, công việc mới so với công việc và địa điểm đã giao kết trong hợp đồng lao động. Người lao động có thể tự nguyện xin điều chuyển hoặc người sử dụng lao động sẽ thực hiện việc điều chuyển nhưng phải thuộc những trường hợp pháp luật cho phép điều chuyển công tác như do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, do nhu cầu sản xuất, kinh doanh,… Vậy khi người lao động muốn xin điều chuyển công tác thì phải làm gì? Mẫu đơn xin điều chuyển công tác có đơn giản không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để giải đáp thắc mắc nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Lao động 2019;
  • Nghị định 30/2020/NĐ-CP.

Khi nào được điều chuyển công tác tạm thời?

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 29 Bộ luật Lao động 2019, các trường hợp sau đây người sử dụng lao động được điều chuyển công tác tạm thời người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động đã ký:

  • Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm.
  • Khi áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
  • Khi gặp sự cố điện, nước.
  • Do nhu cầu sản xuất, kinh doanh. Người sử dụng lao động phải quy định rõ các trường hợp điều chuyển công tác của người lao động do nhu cầu sản xuất, kinh doanh trong nội quy doanh nghiệp.

Như vậy, nếu thuộc một trong bốn trường hợp trên thì người lao động có thể được điều chuyển sang làm công việc ở vị trí khác.

Được điều chuyển công tác tạm thời trong bao lâu?

Theo quy định về điều chuyển công tác đang áp dụng hiện nay nêu tại Điều 29 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động cần lưu ý về thời gian điều chuyển công việc người lao động như sau:

  • Phải báo trước cho người lao động ít nhất 03 ngày làm việc trước khi chính thức điều chuyển người lao động;
  • Phải ghi rõ thời hạn điều chuyển cũng như bố trí công việc theo đúng sức khỏe, giới tính của người lao động.
  • Số ngày chuyển công tác không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm và nếu quá thời hạn này thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người lao động.

Như vậy, căn cứ quy định trên, người sử dụng lao động chỉ được tạm chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng không quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm. Trường hợp quá 60 ngày phải được sự đồng ý của người lao động.

Đơn xin chuyển công tác là gì?

Hiện nay, pháp luật chưa có quy định về đơn xin chuyển công tác. Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu đơn xin chuyển công tác là một loại đơn dành cho những ai đang có ý định và mong muốn được chuyển nơi làm việc, đơn vị công tác.

Đơn xin chuyển công tác thường được sử dụng chủ yếu ở các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp có quy mô lớn, nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện,…

Cụ thể sử dụng chủ yếu là công chức, viên chức, người lao động trong các ngành như công an, bộ đội, giáo viên, sở, ban, ngành,… là những người sử dụng nhiều loại văn bản này.

Mẫu đơn xin điều chuyển công tác
Mẫu đơn xin điều chuyển công tác

Ý nghĩa của đơn xin chuyển công tác

Tùy vào vị trí, nhu cầu việc làm mà người xin việc muốn chuyển tới mà đơn xin chuyển công tác sẽ có các ý nghĩa và mục đích khác nhau:

  • Nhân viên công ty muốn chuyển tới một bộ phận khác phù hợp với năng lực bản thân và có thể phát triển bản thân với công việc đó;
  • Người lao động muốn chuyển tới làm việc tại chi nhánh ở quê để gần với gia đình;
  • Giáo viên muốn chuyển tới dạy tại một trường khác trong huyện;
  • Công an muốn chuyển tới làm việc tại một đơn vị khác trong tỉnh;

Theo đó, căn cứ vào đơn xin chuyển công tác, các cấp có thẩm quyền sẽ xem xét và quyết định có phê duyệt chuyển công tác hay không.

Hồ sơ xin chuyển công tác bao gồm những giấy tờ gì?

Tùy vào mỗi đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp khác nhau mà sẽ có các yêu cầu khác nhau về hồ sơ xin chuyển công tác và thường bao gồm:

  • Đơn xin chuyển công tác có sự đồng ý của người quản lý, thủ trưởng đơn vị;
  • Văn bản đồng ý tiếp nhận của nơi chuyển đến;
  • Sơ yếu lý lịch có dán ảnh và xác nhận (xác nhận của địa phương nơi cư trú nếu là người lao động trong các doanh nghiệp; xác nhận của trưởng cơ quan, đơn vị nếu là công chức, viên chức, giáo viên, công an, bộ đội,…)
  • Bản sao văn bằng, chứng chỉ;
  • Bản sao hộ khẩu.
  • Công chức, viên chức, công an, bộ đội, giáo viên còn cần bổ sung thêm:
  • Bản sao quyết định bổ nhiệm vào ngạch
  • Bản sao quyết định hệ số lương, quyết định nâng lương,…

Mẫu đơn xin chuyển công tác

Mặc dù đơn xin chuyển công tác không phải là một văn bản hành chính, tuy nhiên đơn xin chuyển công tác cũng nên được đảm bảo các tiêu chuẩn về văn phong cũng như ngôn ngữ theo quy định tại Nghị định 30/2020/NĐ-CP để đảm bảo sự chuyên nghiệp.

Dưới đây là mẫu đơn xin chuyển công tác dùng cho mọi ngành nghề:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN CHUYỂN CÔNG TÁC

Kính gửi):  …………………….…………………

Tên tôi là:  …………………………………………………… Giới tính:………………

Ngày tháng năm sinh: ………………………………………………………

Nơi sinh: …………………………………………………………………………………

Hộ khẩu thường trú:………………………………………………………………….

Nơi ở hiện nay: ……………………………………………………………

Trình độ chuyên môn:……………………………………………………………….

Đơn vị công tác hiện nay:………………………………………………………….

Chức vụ, công việc đang đảm nhiệm: …………………………………..

Quá trình công tác của bản thân:

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

Lý do xin chuyển công tác:

………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………….

Đơn vị xin chuyển đến:……………………………………………………………..

Tôi cam đoan sẽ chấp hành nghiêm túc các nội quy, quy định và hoàn thành công việc bàn giao cho đơn vị đang công tác đầy đủ và đúng hạn.

Kính đề nghị…………………………. xem xét, chấp thuận cho tôi được chuyển công tác theo nguyện vọng.

Tôi xin chân thành cám ơn.

…….., ngày…….. tháng…… năm ……..
Ý kiến của thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp (Ký, ghi rõ họ tên)Người làm đơn (Ký, ghi rõ họ tên)

Tải xuống mẫu đơn xin điều chuyển công tác

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Luật sư Bắc Ninh sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề Mẫu đơn xin điều chuyển công tác hoặc các dịch vụ khác liên quan như là Thuận tình ly hôn nhanh. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp

Tiền lương được tính thế nào khi điều chuyển công tác tạm thời?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 29 của Bộ luật Lao động 2019, tiền lương của người lao động trong thời gian điều chuyển công tác tạm thời được tính như sau:
3. Người lao động chuyển sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động được trả lương theo công việc mới. Nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương của công việc cũ thì được giữ nguyên tiền lương của công việc cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% tiền lương của công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.”
Cụ thể, căn cứ Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đang áp dụng hiện nay là:
– Doanh nghiệp thuộc vùng I: 4.420.000 đồng/tháng;
– Doanh nghiệp thuộc vùng II: 3.920.000 đồng/tháng;
– Doanh nghiệp thuộc vùng III: 3.430.000 đồng/tháng;
– Doanh nghiệp thuộc vùng IV: 3.070.000 đồng/tháng.
Trường hợp người lao động không đồng ý tạm thời làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm mà phải ngừng việc thì người sử dụng lao động phải trả lương ngừng việc cho người lao động, cụ thể như sau:
1. Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;
2. Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu;
3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:
a) Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;
b) Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.

(Căn cứ Điều 99 Bộ luật Lao động 2019)
Tóm lại, khi điều chuyển lao động tạm thời, bạn sẽ được hưởng mức lương mới ở vị trí công việc mới. Nếu tiền lương mới thấp hơn công việc cũ thì giữ nguyên mức lương cũ trong 30 ngày làm việc. Tiền lương mới phải bằng 85% tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu.

Điều chuyển công tác tạm thời trái luật, doanh nghiệp bị xử phạt thế nào?

Thông thường, nội quy lao động của doanh nghiệp cần quy định cụ thể về việc được điều chuyển lao động làm công việc khác so với hợp đồng đã ký trước đó trong một số trường hợp như tại Điều 29 Bộ luật Lao động 2019 hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh thực tế cần thực hiện việc điều chuyển.
Trường hợp nội quy không quy định mà người sử dụng lao động vẫn thực hiện việc điều chuyển lao động này thì bị coi là trái luật.
Căn cứ điểm c khoản 2 Điều 10 Nghị định 28/2020/NĐ-CP, với hành vi chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động không đúng lý do, người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền từ 03 – 07 triệu đồng:
“2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Bố trí người lao động làm việc ở địa điểm khác với địa điểm làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động
Do đó, người sử dụng lao động cần cân nhắc kỹ việc điều chuyển lao động trước khi tiến hành để tránh bị xử phạt.”

Trách nhiệm của doanh nghiệp khi điều chuyển người lao động được quy định như thế nào?

Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác, doanh nghiệp phải có trách nhiệm thông báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc.
Nội dung thông báo phải bao gồm :
– Thời hạn làm tạm thời của người lao động;
– Bố trí công việc phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Related Articles

Trả lời